Acquihire là gì?

...

Acquihire là thuật ngữ được tạo ra từ sự kết hợp giữa hai từ “acquisition” và “hire”, nghĩa là “mua lại” và “thuê”. Đây được hiểu là hình thức mua lại một doanh nghiệp chỉ để tuyển dụng những nhân sự tài năng của công ty mục tiêu.

Acquihire là thuật ngữ được tạo ra từ sự kết hợp giữa hai từ “acquisition” và “hire”, nghĩa là “mua lại” và “thuê”. Đây được hiểu là hình thức mua lại một doanh nghiệp chỉ để tuyển dụng những nhân sự tài năng của công ty mục tiêu.

😁
Acquihire không nhắm tới tài sản, sản phẩm hay dịch vụ của công ty bị mua lại, mà chỉ nhắm tới các nhân sự chủ chốt, thường là các sáng lập viên.

Dễ thấy các sản phẩm, dịch vụ hay chính công ty mục tiêu có thể chấm dứt hoạt động hoàn toàn sau khi hoàn tất thương vụ.

Các công ty công nghệ lớn để “săn” được những nhân viên có kỹ năng cao, họ đã phải rất sáng tạo trong việc đưa ra các giải pháp tuyển dụng, trong đó có phương pháp acquihire.

Bản chất của acquihire

Sự cạnh tranh để giành lấy nhân tài thường diễn ra rất khốc liệt ở các ngành đặc thù về công nghệ. Do đó, các công ty lớn như Google, Facebook, Apple và Amazon để “săn” được những nhân viên có kỹ năng cao, họ đã phải rất sáng tạo trong việc đưa ra các giải pháp tuyển dụng, trong đó có phương pháp acquihire. Mark Zuckerberg - Nhà sáng lập/Founder của Facebook đã thừa nhận vấn đề này trong một lần phát biểu: “Facebook chưa một lần mua lại công ty cho chính công ty. Chúng tôi mua công ty để có được những người xuất sắc.” Trên thực tế, Facebook cũng là một trong số những đế chế đi đầu trong việc tuyển dụng thông qua acquihire.

Về cấu trúc thương vụ acquihire không khác mấy so với M&A thông thường. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở chỗ acquihire không nhắm tới tài sản, sản phẩm hay dịch vụ của công ty bị mua lại, mà chỉ nhắm tới các nhân sự chủ chốt, thường là các sáng lập viên. Do đó, dễ thấy sau khi thương vụ hoàn tất, các sản phẩm, dịch vụ hay chính công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động hoàn toàn. Điển hình như thương vụ Facebook mua lại Drop.io - web lưu trữ dữ liệu như Drive của Google. Sau đó trang web này cũng chính thức đóng cửa.

Lợi ích và rủi ro mà acquihire mang lại

Lợi ích

Đây có thể là một lối thoát an toàn với công ty mục tiêu là startup đang gặp khó khăn hay trên bờ vực phá sản. Vì trong nhiều trường hợp, sau khi kết thúc thương vụ các nhà đầu tư sẽ nhận lại được số tiền nhiều hơn so với việc thanh lý công ty nếu giải thể. Bởi các startup thường không có nhiều tài sản hữu hình. Hơn nữa, các sáng lập viên tài năng của startup còn có cơ hội tiếp tục làm việc cho bên mua - thường là các tập đoàn lớn.

“Facebook chưa một lần mua lại công ty cho chính công ty. Chúng tôi mua công ty để có được những người xuất sắc.”

Về phía bên mua, acquihire giúp họ có thể tuyển một đội nhóm đã có kinh nghiệm làm việc cùng nhau khi khởi nghiệp, hình thức này còn có thể giúp tiết kiệm ngân sách hơn so với việc tuyển từng người một.

Rủi ro

Acquihire thường chỉ nhắm vào một số ít các nhân sự đặc biệt, do đó thường sau khi kết thúc thương vụ, các nhân sự còn lại sẽ phải rời khởi doanh nghiệp ngay sau đó. Sự tự do như khi làm việc cho startup cũng sẽ bị hạn chế hơn bởi các luật lệ hà khắc của tập đoàn lớn. Đặc biệt là các founder có rủi ro mất hoàn toàn startup của mình nếu bên mua cảm thấy không cần thiết phải giữ lại.

Acquihire cũng có thể gây rủi ro cho người mua dù họ là các tập đoàn lớn. Vì nhân sự mà họ nhắm tới có khả năng sẽ rời đi bất kỳ lúc nào, và tận dụng những gì đã học được trong thời gian làm việc với họ để khởi nghiệp lần nữa. Do đó thông thường các thương vụ này sẽ phải kèm theo các cam kết ràng buộc nhân sự phải ở lại làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ về acquihire

Facebook

Vào năm 2009, khi sự phát triển của Facebook bắt đầu khởi sắc, họ đã mua lại FriendFeed, một dịch vụ sáng tạo để chia sẻ trực tuyến. Sau khi sáp nhập, những sáng lận viên FriendFeed cũng là những cựu nhân viên cấp cao của Google đã gia nhập Facebook, trong đó có Bret Taylor, người đã trở thành giám đốc công nghệ của Facebook.

Twitter

Vào tháng 7 năm 2021, Twitter, một nền tảng mạng xã hội phổ biến, thông báo rằng họ đã mua lại Brief. Được thành lập bởi các cựu kỹ sư của Google, Brief cung cấp một ứng dụng tóm tắt tin tức dựa trên đăng ký người dùng.

Sau thương vụ, các cựu sáng lập viên Brief sẽ tham gia nhóm Experience.org của Twitter, nơi họ sẽ làm việc trên các lĩnh vực hỗ trợ cuộc trò chuyện công khai trên Twitter, bao gồm Twitter Spaces và Explore.

Google

Vào năm 2012, Google nghiên cứu tạo ra một nền tảng xã hội mới để cạnh tranh với Facebook và Twitter. Thay vì thuê nhân viên mới, Google đã mua lại Milk, một phòng thí nghiệm ý tưởng ứng dụng. Lý do chính là để chiêu mộ Kevin Rose. Về cơ bản, Google mua lại công ty chỉ để đóng cửa sau đó và giữ các thành viên trong nhóm. Thay vào đó, Kevin Rose và nhóm của anh ấy được đưa vào làm việc trên Google+, một nền tảng truyền thông xã hội do Google phát triển.

Kevin Rose (phải) được đưa vào làm việc trên Google+