Bẫy thanh khoản là gì?

...

Bẫy thanh khoản là tình huống khi chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả do lãi suất rất thấp kết hợp với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm hơn là đầu tư vào trái phiếu, hoặc các kênh đầu tư khác.

Bẫy thanh khoản
💡
Các đặc điểm thường thấy trong bẫy thanh khoản gồm: Lãi suất rất thấp, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế chậm, người dân ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu và đầu tư, chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả.

Trong bẫy thanh khoản, việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ có thể trông cậy vào chính sách tài chính.

Một số học giả kinh tế mà đại diện là Paul Krugman cho rằng kinh tế Nhật Bản sở dĩ trải qua thập kỷ mất mát là vì mắc vào bẫy thanh khoản.

Bẫy thanh khoản (Liquidity Trap) là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất. Khi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định, khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Khi đó việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài chính.

Lý thuyết

Các lý thuyết về bẫy thanh khoản được nhà kinh tế học John Maynard Keynes mô tả đầu tiên.

Khi nền kinh tế vào pha suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư. Nhưng khi lãi suất giảm đến một mức nào đó, người dân sẽ chọn giữ tiền mặt thay vì giữ các tài sản sinh lời như trái phiếu, với niềm tin rằng lãi suất có thể sớm tăng trở lại. Khi đó giá trái phiếu sẽ giảm.

Vì lãi suất không thể giảm sâu hơn, trong khi nhu cầu về đầu tư, sản xuất, việc làm không tăng, nên chính sách tiền tệ trong trường hợp này bị coi là bất lực hoặc không có hiệu quả. Keynes lập luận rằng khi nền kinh tế suy thoái rơi vào bẫy thanh khoản, thì cách duy nhất để kích thích đầu tư là tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế để tăng tổng cầu, cải thiện niềm tin về triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế trong tương lai, qua đó khuyến khích các công ty đầu tư nhiều hơn.

Đặc điểm

Các đặc điểm thường thấy trong bẫy thanh khoản gồm:

  • Lãi suất rất thấp
  • Lạm phát thấp
  • Tăng trưởng kinh tế chậm / tiêu cực
  • Người dân ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu và đầu tư
  • Chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả trong việc thúc đẩy nhu cầu

Ví dụ thực tế về bẫy thanh khoản

Một số học giả kinh tế mà đại diện là Paul Krugman cho rằng kinh tế Nhật Bản sở dĩ trải qua thập kỷ mất mát là vì mắc vào bẫy thanh khoản.

Để cứu nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái do bong bóng bất động sản vỡ đầu thập niên 1990, Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần hạ lãi suất và chần chừ nâng lãi suất, để rồi đi tới thực hiện chính sách vẫn được gọi là "chính sách lãi suất zero". Đầu tư tư nhân của Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ suốt nhiều năm, và kinh tế Nhật Bản cũng trì trệ kéo dài cả thập kỷ.

Sau đó, nhờ xuất khẩu hồi phục, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng về mặt lượng (tăng trực tiếp lượng tiền cơ sở), thực hiện chính sách tài chính (nhiều lần thực hiện các gói biện pháp tổng hợp để kích cầu), kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng cơ bản thoát khỏi suy thoái từ năm 2002.