Biên lợi nhuận là gì?

...

Biên lợi nhuận (Profit Margin) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, là tỷ số theo phần trăm giữa lợi nhuận và doanh thu.

Biên lợi nhuận
💡
Biên lợi nhuận (Profit Margin) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, là tỷ số theo phần trăm giữa lợi nhuận và doanh thu.

Biên lợi nhuận được các chủ nợ, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp sử dụng đánh giá sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Biên lợi nhuận thường có đặc thù khác nhau tùy theo từng ngành.

Biên lợi nhuận (Profit Margin) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, là tỷ số theo phần trăm giữa lợi nhuận và doanh thu. Nói một cách đơn giản, biên lợi nhuận cho chúng ta biết biết với mỗi đồng doanh thu doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận đo lường mức độ mà một công ty tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này được biểu thị dưới dạng phần trăm.

Biên lợi nhuận được các chủ nợ, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp sử dụng đánh giá sức khỏe tài chính, kỹ năng quản lý và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Biên lợi nhuận thường có đặc thù khác nhau tùy theo từng ngành. Do đó khi xem xét chỉ số này, các nhà phân tích thường chỉ so sánh các số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành.

Các loại biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận được xem xét cụ thể với ba loại:

  • Biên lợi nhuận gộp,
  • Biên lợi nhuận hoạt động,
  • Biên lợi nhuận ròng.

Mỗi loại thể hiện một ý nghĩa khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Chúng có tác dụng bổ trợ nhau trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về tổng thể cũng như chi tiết theo từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp cho biết được mỗi đồng doanh thu được tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty. Các chi phí này được thể hiện trong mục giá vốn hàng bán.

Biên lợi nhuận gộp cao chứng tỏ doanh nghiệp đang có lợi thế về sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn đối thủ.

Biên lợi nhuận hoạt động

Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)

=

Lợi nhuận trước thuế

Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận hoạt động thể hiện được với mỗi đồng doanh thu thuần sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Trong công thức này, lợi nhuận gộp được thay đổi thành lợi nhuận trước thuế (EBIT) giúp đánh giá rõ hơn hiệu quả của các khoản chi phí khi tham gia vào quá trình kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá cả biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận hoạt động để xem yếu tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính có mang lại hiệu quả thúc đẩy hiệu quả cho doanh nghiệp hay không.

Biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng

(Net Profit Margin)

=

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận ròng thể hiện được với mỗi đồng doanh thu sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.