Burnout là gì?

...

Burnout có tên khoa học đầy đủ là “burnout syndrome”, còn được gọi là “hội chứng cháy sạch”.

Burnout
💡
Thuật ngữ “burnout syndrome” lần đầu tiên được đề cập bởi một nhà báo người Mỹ gốc Đức - Herbert Freudenberger trong một bài báo về tâm lý học năm 1974.

Burnout không phải là một loại bệnh, mà là một “hiện tượng mang tính nghề nghiệp”, có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Người có triệu chứng burnout thường cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần - tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi - với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút.

Burnout có tên khoa học đầy đủ là “burnout syndrome”, tạm dịch là “hội chứng cháy sạch”. Theo Wikipedia, burnout là thuật ngữ mô tả hiện tượng kiệt sức hoặc giảm năng suất lao động sau một quá trình lao động, hoạt động dài ngày.

Theo WHO định nghĩa: “burnout là hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc”.

Lịch sử

Thuật ngữ “burnout syndrome” lần đầu tiên được đề cập bởi một nhà báo người Mỹ gốc Đức - Herbert Freudenberger trong một bài báo về tâm lý học năm 1974. Trong bài viết, nhà nghiên cứu mô tả hội chứng này với các biểu hiện đặc thù như kiệt sức, đau đầu, mất ngủ, hay nổi nóng và gặp khó khăn trong việc tư duy, suy nghĩ. Theo Freudenberger quan sát, người bị hội chứng burnout có biểu hiện như bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, sau khi được nghiên cứu tỉ mỉ, giới khoa học đã kết luận mặc dù có những biểu hiện tương tự, nhưng hội chứng burnout không phải là một dạng trầm cảm. Và những thông tin mới nhất từ WHO cũng khẳng định điều đó.

Đặc điểm

Burnout không phải là một loại bệnh. Ban đầu, chính WHO cũng cảm thấy lúng túng và cho rằng burnout là một tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, ngay sau đó tổ chức này đã đính chính lại và nhấn mạnh rằng hội chứng cháy sạch là một “hiện tượng mang tính nghề nghiệp”, có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chúng ta.

Burnout không phải là bệnh nên không có cách “chữa trị”. Các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ đưa ra các khuyến nghị nhằm tránh rơi vào tình trạng cháy sạch. WHO cho biết sẽ sớm xây dựng bộ hướng dẫn cụ thể về cách để người đi làm nâng cao sức khỏe tinh thần, tránh rơi vào tình trạng burnout.

Hội chứng này có liên quan đến nghề nghiệp. Nguyên nhân có thể vì mất cân bằng giữ cuộc sống và công việc trong thời đại ngày nay. Đặc biệt khi các tiến bộ công nghệ như email, mạng xã hội và các ứng dụng hỗ trợ làm việc trực tuyến khiến ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân ngày càng mờ nhạt.

Người mắc hội chứng này thường có cảm giác như “sức cùng lực kiệt”. Cụ thể, người có triệu chứng burnout thường cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần - tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi - với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút.

Chẩn đoán bạn có đang bị burnout không?

Theo mô tả của WHO, có thể thấy bạn đang mắc hội chứng burnout nếu có các triệu chứng sau:

  1. Sáng ngủ dậy không muốn đi làm, đến nơi thì vất vả lắm mới có thể bắt tay vào việc;
  2. Khi ở chỗ làm thì cáu kỉnh;
  3. Cảm thấy công việc mình đang làm thật đáng ghét, ngoài ra còn buồn ngủ, mất tập trung.

Tuy nhiên, các đặc điểm trên khá chung chung khiến nhiều người rất kho trong việc xác định biểu hiện. Trung tâm nghiên cứu y khoa Mayo Clinic - Mỹ đã đưa ra bảng 10 câu hỏi cụ thể để mọi người tự kiểm tra. Càng nhiều câu trả lời “có” trong bài kiểm tra, khả năng bạn đang burnout càng cao.

  1. Bạn có trở nên hoài nghi hay xét nét trong công việc?
  2. Bạn có đang ráng “lê thân” đi làm? Và khi đến văn phòng thì loay hoay mãi mới bắt đầu làm việc được?
  3. Bạn đã trở nên cáu kỉnh hoặc thiếu kiên nhẫn với đồng nghiệp hoặc khách hàng?
  4. Bạn có thiếu năng lượng để có thể làm việc đạt năng suất cao?
  5. Bạn có thấy khó tập trung?
  6. Bạn có thấy kém hài lòng từ thành tích đạt được trong công việc?
  7. Bạn có cảm thấy vỡ mộng về công việc đang làm?
  8. Bạn đang sử dụng thực phẩm, thuốc hoặc rượu để cải thiện tâm trạng?
  9. Thói quen ngủ của bạn có thay đổi?
  10. Bạn có gặp rắc rối với những cơn đau đầu không rõ nguyên nhân, các vấn đề về dạ dày hoặc ruột, hay các vấn đề thể chất khác?