Cho vay ngang hàng là gì?

...

Cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending, viết tắt: P2P Lending) là việc các cá nhân trực tiếp vay và cho vay lẫn nhau, thường được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến.

Cho vay ngang hàng
💡
Nhà cung cấp dịch vụ (Platform) trong P2P Lending chỉ là người cung cấp giải pháp phần mềm để người cho vay và người đi vay kết nối và trực tiếp thỏa thuận về khoản vay.

Nhà đầu tư có thể chọn ra đối tượng người vay tiềm năng trên nền tảng P2P.

Hình thức vay tiền này phù hợp cho những khoản vay nhỏ và ngắn hạn giúp các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn.

Cho vay ngang hàng (Peer to Peer Lending, viết tắt: P2P Lending) là việc các cá nhân trực tiếp vay và cho vay lẫn nhau, thường được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến.

Khác với hình thức huy động và tài trợ vốn truyền thống, nhà cung cấp dịch vụ (Platform) trong P2P Lending chỉ là người cung cấp giải pháp phần mềm để người cho vay (nhà đầu tư) và người đi vay kết nối và trực tiếp thỏa thuận về khoản vay.

Nhà cung cấp dịch vụ P2P lending

Nhà cung cấp dịch vụ P2P lending đóng vai trò trung gian kết nối và hưởng phí giao dịch từ người đi vay và người cho vay. Bên cạnh đó, nhà cung cấp dịch vụ còn có vai trò như một nhà tư vấn tài chính: đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay, cung cấp thông tin giải ngân, đôn đốc thu hồi nợ và đóng vai trò như một đơn vị ủy quyền của người cho vay đứng ra thu nợ.

Đặc điểm cho vay ngang hàng

P2P lending có các đặc điểm sau:

  • Nhà đầu tư có thể kết nối nhanh với người vay trên nền tảng P2P Lending trực tuyến.
  • Công ty cho vay P2P sẽ đóng vai trò trung gian kết nối mọi người.
  • Nhà đầu tư có thể chọn ra đối tượng người vay tiềm năng trên nền tảng P2P.
  • Hình thức vay áp dụng công nghệ mới nên người vay và nhà đầu tư có thể theo dõi dễ dàng quá trình đóng và thông báo lãi cả 2 bên.
  • Hình thức vay tiền này phù hợp cho những khoản vay nhỏ và ngắn hạn giúp các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận nguồn vốn.

Phương thức hoạt động của cho vay ngang hàng

Một quy trình cho vay ngang hàng điển hình sẽ được thực hiện như sau:

Đầu tiên, nhà đầu tư mở một tài khoản trên nền tảng và đặt cọc một khoản tiền để cho vay. Người có nhu cầu vay cũng sẽ đăng hồ sơ tài chính của mình. Dựa vào hồ sơ này, người đi vay sẽ phân loại rủi ro làm căn cứ tính mức lãi suất cho khoản vay.

Sau đó, người đi vay có thể xem xét các đề nghị cho vay được mời chào và lựa chọn một trong số chúng. Kể cả nhà đầu tư và người đi vay đều có thể chia nhỏ các yêu cầu của họ thành nhiều phần hoặc chấp nhận nhiều lời đề nghị cùng lúc.

Cuối cùng, việc chuyển tiền và thanh toán hàng tháng được xử lí thông qua nền tảng cho vay.

Quá trình này có thể diễn ra hoàn toàn tự động hoặc người cho vay và người đi vay có thể thỏa thuận với nhau.

Lợi ích của hoạt động cho vay ngang hàng

Đối với người cho vay

Giúp nhà đầu tư đa dạng hoá được danh mục đầu tư cá nhân từ nguồn tiền nhàn rỗi;

Nhà đầu tư có thể hưởng tiền lời từ cho vay cao hơn gửi tiết kiệm ngân hàng;

Số tiền đầu tư có thể thấp, tuỳ vào điều kiện, khả năng của từng nhà đầu tư.

Đối với người đi vay

Giúp người cần vốn nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn phù hợp với nhu cầu;

Người vay có thể linh hoạt lựa chọn thời gian vay theo ý muốn;

Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thời gian giải ngân nhanh;

Không cần dùng tài sản có giá trị lớn để đăng ký vay tín chấp;

Đảm bảo an toàn hơn so với vay nóng ở ngoài hay vay tín dụng đen.

Rủi ro của hoạt động cho vay ngang hàng

Rủi ro pháp lý: Nhà cung cấp dịch vụ gặp rủi ro bị cấm hoạt động hoặc hạn chế hoạt động vì hiện khá nhiều quốc gia chưa công nhận tính pháp lý của mô hình cho vay ngang hàng.

Rủi ro mất vốn: vì không được bảo hiểm an toàn như các kênh ngân hàng uy tín nên các khoản cho vay của nhà đầu tư có thể bị mất hoặc chậm trả nếu như người đi vay rơi vào tình trạng không thể trả tiền vay.

Rủi ro về thanh khoản: Các khoản vay ngang hàng chỉ có thể được hoàn trả khi đến hạn, cả bên cho vay và bên đi vay đều không thể hủy ngang hợp đồng.

Rủi ro công nghệ: Nền tảng hoạt động của hình thức cho vay ngang hàng là sự phát triển công nghệ, khi phần mềm bị sập hoặc ngừng hoạt động có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia.