Chuẩn mực kế toán là gì?

...

Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản cho các báo cáo tài chính của các công ty, nhằm đảm bảo tính nhất quán, minh bạch và dễ dàng so sánh.

Chuẩn mực kế toán
💡
Trên thế giới, hiện có hai tổ chức chính thiết lập các tiêu chuẩn kế toán bao gồm: FASB và and IASB.

Tiêu chuẩn kế toán US GAAP bộ (United States Generally Accepted Accounting Principles) do tổ chức FASB đặt ra.

Tiêu chuẩn kế toán IFRS (International Financial Reporting Standards) do tổ chức IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) đặt ra.

Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán đang được áp dụng là VAS (Vietnam Accounting Standards) do Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm ban hành.

Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản cho các báo cáo tài chính của các công ty, nhằm đảm bảo tính nhất quán, minh bạch và dễ dàng so sánh.

Các chuẩn mực kế toán

Trên thế giới, hiện có hai tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn kế toán bao gồm: FASB (Financial Accounting Standards Board) của Mỹ và IASB (International Accounting Standards Board) của Anh.

  • Chuẩn mực kế toán US GAAP bộ (United States Generally Accepted Accounting Principles) do tổ chức FASB đặt ra.
  • Chuẩn mực kế toán IFRS (International Financial Reporting Standards) do tổ chức IASB đặt ra.

Tại Việt Nam, chuẩn mực kế toán đang được áp dụng là VAS (Vietnam Accounting Standards) do Bộ Tài Chính ban hành. VAS được xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS do IASB ban hành từ những năm 2000 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm đó.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong thời điểm hiện tại, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã có 26 chuẩn mực, được Bộ Tài chính ban hành trong 5 đợt, gồm:

Đợt 1: ban hành 4 chuẩn mực

  • Chuẩn mực số 2: Hàng tồn kho
  • Chuẩn mực số 3: tài sản cố định hữu hình
  • Chuẩn mực số 4: tài sản cố định vô hình.
  • Chuẩn mực 14: doanh thu, thu nhập khác

Đợt 2: ban hành 6 chuẩn mực

  • Chuẩn mực 01: chuẩn mực chung
  • Chuẩn mực 06: thuê tài sản.
  • Chuẩn mực 10: ảnh hưởng khi thay đổi tỷ giá hối đoái
  • Chuẩn mực 15: hợp đồng xây dựng
  • Chuẩn mực 16: chi phí đi vay
  • Chuẩn mực 24: báo cáo lưu chuyển tiền

Đợt 3: ban hàng 6 chuẩn mực

  • Chuẩn mực 05: bất động sản đầu tư
  • Chuẩn mực 07: kế toán các khoản đầu tư tại công ty liên kết
  • Chuẩn mực 08: những khoản vốn góp liên doanh
  • Chuẩn mực 21: trình bày báo cáo tài chính
  • Chuẩn mực 25: báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán các khoản đầu tư vào công ty con
  • Chuẩn mực 26: thông tin về các bên liên quan

Đợt 4: ban hàng 6 chuẩn mực

  • Chuẩn mực 17: thuế TNDN
  • Chuẩn mực 22: trình bày BCTC của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
  • Chuẩn mực 23: các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc kỳ kế toán
  • Chuẩn mực 28: báo cáo tài chính giữa kỳ
  • Chuẩn mực 29: thay đổi chính sách kế toán.

Đợt 5: ban hành 4 chuẩn mực

  • Chuẩn mực 11: hợp nhất kinh doanh
  • Chuẩn mực 18: các khoản dự phòng, tài sản, nợ
  • Chuẩn mực 19: hợp đồng bảo hiểm
  • Chuẩn mực 30: lãi trên cổ phiếu.