Default Alive & Default Dead là gì?

...

Nếu một công ty khởi nghiệp được xác định là Default Dead, đến một thời điểm nào đó họ sẽ cạn tiền và buộc phải đóng cửa. Nhưng một công ty Default Alive thì không.

Default Alive & Default Dead
💡
Default alive & default dead là hai thuật ngữ này được sáng tạo bởi Paul Graham, một doanh nhân huyền thoại, nhà đầu tư, nhà văn và đồng thời là người sáng lập Y Combinator.

Đối với những người sáng lập biết startup của họ đang ở trạng thái nào, đây là dấu hiệu rõ ràng rằng họ rất chú trọng vào việc theo sát tiến độ hoạt động của công ty.

Với startup Default Alive, mục tiêu tiếp theo của họ sẽ là những ý tưởng mới và chiến lược tăng trưởng. Còn ngược lại, họ sẽ chuyển sang bàn về cách để đưa doanh nghiệp trở lại quỹ đạo để tránh việc phải đóng cửa.

Hai thuật ngữ này được sáng tạo bởi Paul Graham, một doanh nhân huyền thoại, nhà đầu tư, nhà văn và đồng thời là người sáng lập Y Combinator. Theo ông, nếu một công ty khởi nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ hiện tại - giả sử với chi phí không đổi, một công ty khởi nghiệp default dead đến một thời điểm sẽ cạn tiền và phải đóng cửa. Với một công ty default alive thì không.

Như vậy, dựa trên giải thích của Graham, có thể hiểu default alive là trạng thái một công ty khởi nghiệp đang trên đà phát triển tốt, với doanh thu tăng trưởng đều theo thời gian. Những công ty này sẽ đạt được lợi nhuận trước trước khi dùng hết số tiền hiện có. Ngược lại, default dead ám chỉ một công ty sẽ không thể duy trì hoạt động cho đến khi đạt lợi nhuận với lượng tiền hiện tại.

Vì sao các nhà sáng lập nên quan tâm hai thuật ngữ này?

Có hai lý do tại sao Graham rất quan tâm đến việc xác định default alive / default dead của công ty khởi nghiệp. Thứ nhất, đối với những người sáng lập biết câu trả lời, điều này cho thấy họ là người biết lập kế hoạch và rất chú trọng, theo sát tiến độ hoạt động của công ty. Thứ hai, nội dung cố vấn cho startup sẽ thay đổi tùy vào câu trả lời, nếu là default alive, thì họ sẽ bàn về những ý tưởng mới và chiến lược tăng trưởng. Còn ngược lại, họ sẽ chuyển sang bàn về cách để đưa doanh nghiệp trở lại quỹ đạo để tránh việc phải đóng cửa.

Việc xác định doanh nghiệp đang ở trạng thái default alive hay default dead có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Khi suy thoái xảy ra, việc gọi vốn trở nên vô cùng khó khăn. Các startup sẽ phải tự xoay sở để sống sót với lượng tiền hiện có trong tài khoản. Với các startup default alive, việc sống sót chỉ đơn giản là “ngủ đông”, nghĩa là vẫn tiếp tục công việc kinh doanh hiện tại và tạm hoãn các kế hoạch gọi vốn và mở rộng cho đến khi nền kinh tế ổn định trở lại. Tuy nhiên với công ty rơi vào default dead, các nhà sáng lập sẽ có nhiều việc hơn để làm, như giảm tỷ lệ đốt tiền (burn rate), tìm cách tăng doanh thu hoặc tìm cách huy động các nguồn vốn thay thế để duy trì hoạt động.

Xác định startup của bạn là default alive hay default dead

Để xác định startup thuộc vào trường hợp nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố chi phí hiện tại, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lượng tiền mặt hiện có. Nếu doanh nghiệp của bạn đang đi đúng quỹ đạo để đạt được lợi nhuận trước khi hết tiền, thì bạn là default alive và ngược lại. Trang web dưới đây có thể giúp bạn:

https://growth.tlb.org/

Công cụ này sẽ giúp tính toán thời gian startup đạt lợi nhuận, và lượng tiền tối thiểu để trở thành default alive. Sau đó bạn chỉ việc so sánh nó với lượng tiền thực tế còn trong ngân quỹ.

Cần lưu ý đây chỉ là cách tính đơn giản với giả định chi phí của doanh nghiệp là cố định và doanh thu đang tăng lên theo một quỹ đạo nhất định. Theo đó, những gì bạn cần là nhập vào dữ liệu chi phí hiện tại của công ty, doanh thu hiện tại và tốc độ tăng trưởng doanh thu trong một khung thời gian xác định, tuần - tháng - năm - hoặc theo quý.

Có thể lấy ví dụ minh họa như hình bên dưới, một startup với chi phí cố định là 10.400$ / tháng, doanh thu hiện tại là 3.209$ và tăng trưởng ổn định với tốc độ 5,08% tháng. Máy tính cho kết quả startup này sẽ đạt lợi nhuận sau 2 năm, và số tiền tối thiểu cần để duy trì hoạt động cho đến thời điểm đó là 101.000$.

Hình minh họaNguồn: https://growth.tlb.org/