Down round là gì?

...

Down round là trường hợp một công ty chào bán thêm cổ phiếu để gọi vốn với mức định giá thấp hơn so với vòng gọi vốn trước đó.

Down round
💡
Một công ty khởi nghiệp sẽ gọi vốn theo nhiều vòng trong suốt quá trình phát triển.

Các vòng gọi vốn sau được thực hiện với mức định giá cao dần để thể hiện giá trị công ty không ngừng gia tăng.

Tuy nhiên có trường hợp nhà đầu tư sau yêu cầu mức định giá thấp hơn vòng gọi vốn trước để quản trị rủi ro cho khoản đầu tư, lúc này sẽ xuất hiện down round.Các vòng gọi vốn sau được thực hiện với mức định giá cao dần để thể hiện giá trị công ty không ngừng gia tăngz

Down round là trường hợp một công ty chào bán thêm cổ phiếu để gọi vốn với mức định giá pre-money thấp hơn mức post-money ở vòng gọi vốn trước đó.

Một công ty khởi nghiệp sẽ gọi vốn theo nhiều vòng trong suốt thời gian tăng trưởng. Khi doanh nghiệp phát triển, các vòng gọi vốn sau được thực hiện với mức định giá cao dần để thể hiện giá trị công ty không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều biến cố có thể xảy ra khiến việc định giá công ty bị ảnh hưởng. Do đó để có được nguồn tiền duy trì kinh doanh, các nhà sáng lập buộc phải bán cổ phần với giá rẻ hơn.

Nguyên nhân

Down round thường xuất phát từ đề nghị của các nhà đầu tư trong vòng đàm phán nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Các rủi ro này thường là khi thị trường rơi vào khủng hoảng, xuất hiện đối thủ cạnh tranh, hay mô hình kinh doanh hiện tại đang có vấn đề, khiến cho khả năng tăng trưởng của công ty sẽ không được thuận lợi như dự báo.

Việc giảm định giá khi gọi vốn cũng có thể xuất phát từ các điều khoản trong hợp đồng góp vốn đã ký từ trước giữa các bên. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ cam kết tiếp tục góp vốn với mức định giá cao hơn nếu công ty đạt được các “điều kiện” nhất định, như tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần,... Nếu không đạt được hoặc chỉ hoàn thành một phần trong các điều kiện này, nhà đầu tư sẽ có quyền mua thêm cổ phần để chiếm quyền kiểm soát với mức định giá thấp hơn.

Tác động của down round

Down round thường có tác động tiêu cực đến công ty đang gọi vốn, cũng như với các cổ đông hiện hữu.

Với các công ty khởi nghiệp và nhà sáng lập, down round sẽ làm giảm giá trị định giá công ty, khiến họ phải bán nhiều cổ phần hơn hoặc nhận được ít tiền hơn nếu muốn gọi vốn. Điều đó dẫn đến nhà sáng lập có thể phải từ bỏ quyền kiểm soát với công ty hoặc chấp nhận thắt lưng buộc bụng với số tiền gọi vốn ít hơn.

Đối với các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư đã tham gia góp vốn từ trước, down round làm giảm giá trị công ty, đồng nghĩa với giá trị cổ phần của họ đang sở hữu cũng giảm theo. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường không thích điều này vì các vòng gọi vốn sau thường là cơ hội để họ thực hiện “chiến lược exit” - tức chốt deal đầu tư vào startup. Tuy nhiên đây cũng có thể là cơ hội để các nhà đầu tư mạo hiểm chiếm thêm cổ phần từ công ty khởi nghiệp với giá rẻ.

Làm thế nào để tránh douwn round

Thương lượng lại với các nhà đầu tư: các điều khoản của vòng gọi vốn đều có thể được thương lượng lại, chẳng hạn như cho nhà đầu tư thêm các quyền chọn mua cổ phiếu trong tương lai với giá ưu đãi.

Giảm tốc độ “đốt tiền”, tăng thời gian hoạt động và trì hoãn nhu cầu huy động vốn bên ngoài đến khi thị trường thuận lợi hơn hoặc tìm được nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn. Tuy nhiên điều này có thể không khả thi đối với các công ty chưa đạt điểm hòa vốn hoặc thậm chí chưa có doanh thu.

Xem xét các khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần để trì hoãn việc gọi vốn và giải quyết vấn đề dòng tiền trong ngắn hạn.