Great Resignation là gì?

...

The Great Resignation hay “Big Quit” - còn được gọi là cuộc đại khủng hoảng nghỉ việc.

Great Resignation
💡
Cách đặt tên này được mô phỏng theo cách gọi tên các sự kiện kinh tế quan trọng trong lịch sử, trong đó từ “Great” được dùng để chỉ sự kéo dài và tác động đáng kể.

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Anthony Klotz, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Texas A&M vào tháng 5 năm 2021.

Lương thấp, không có cơ hội thăng tiến và cảm thấy không được tôn trọng trong công việc là các lý do chính dẫn đến hiện tượng đại khủng hoảng nghỉ việc.

The Great Resignation hay “Big Quit” - còn được gọi là cuộc đại khủng hoảng nghỉ việc. Theo Wikipedia định nghĩa đây là từ để mô tả một xu hướng các nhân viên ở các quốc gia phương Tây, Trung Quốc và Ấn độ từ bỏ công việc hiện tại với quy mô lớn chưa từng có.

Cách đặt tên này được mô phỏng theo cách gọi tên các sự kiện kinh tế quan trọng trong lịch sử, chẳng hạn như cuộc Đại suy thoái - the Great Resignation, trong đó từ “Great” được dùng để chỉ sự kéo dài và tác động đáng kể.

Bối cảnh

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Anthony Klotz, giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Texas A&M vào tháng 5 năm 2021. Ban đầu, thuật ngữ này được giáo sư Anthony Klotz dùng để miêu tả hiện tượng hàng triệu công nhân ở Mỹ đã rời bỏ công việc của họ trong mùa hè và mùa thu năm 2021. Số liệu của Bộ thống kê lao động Mỹ (BLS) cho thấy có đến 4 triệu người nghỉ việc trong tháng 7/2021, tương đương gần 2,8% tổng lực lượng lao động, cũng là mức cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Cụ thể, tính từ đầu tháng 12/2000 cho đến đầu năm 2020, tỷ lệ bỏ việc ở Mỹ chưa bao giờ vượt quá con số 2,4% tổng lực lượng lao động.

Đại khủng hoảng nghỉ việc không chỉ dừng lại ở Hoa Kỳ mà còn lan tỏa đến thị trường lao động trên khắp thế giới. Số người nghỉ việc ở Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Úc, Hà Lan và Pháp cũng ghi nhận sự gia tăng. Còn tại Đức và Nhật Bản, số người lao động hiện đang tìm kiếm vị trí mới tăng lên đều đặn. Theo một khảo sát toàn cầu của PWC thực hiện trong năm 2022 cũng cho thấy xu hướng từ bỏ công việc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên nhân gây ra đại khủng hoảng nghỉ việc

Đại dịch COVID-19 được cho là có tác động không nhỏ dẫn đến sự kiện trên. Theo các chuyên gia, việc nhân viên sẽ có ý định nghỉ việc nếu tìm thấy một công việc khác tốt hơn. Tuy nhiên, đại dịch xảy ra đã góp phần kiềm hãm xu hướng này. Khi đại dịch được kiểm soát, kinh tế bắt đầu được kích thích để phục hồi, nhu cầu tuyển dụng gia tăng đã kích thích làn sóng chuyển việc vốn bị dồn nén bấy lâu.

Về nguyên nhân cụ thể, theo một cuộc khảo sát của Pew Research Center với những người nghỉ việc tại Mỹ trong năm 2021 đưa ra kết luận: “lương thấp (63%), không có cơ hội thăng tiến (63%) và cảm thấy không được tôn trọng trong công việc (57%)” là các lý do chính khiến người Mỹ từ bỏ công việc hiện tại. Chăm sóc con cái cũng là nguyên do khiến nhiều người ra quyết định nghỉ việc. Một vài nguyên nhân khác cũng được đề cập đến như:

Thời gian làm việc: 39% người được hỏi cho rằng thời gian làm việc trong ngày của họ quá nhiều, trong khi 30% khác cho rằng họ đang làm việc quá ít giờ.

Môi trường làm việc: Khoảng một phần ba (35%) người được khảo sát nói họ muốn chuyển đến một khu vực khác.

Vấn đề tiêm chủng: khoảng 18% người được khảo sát cho rằng các yêu cầu tiêm chủng bắt buộc từ phía công ty là lý do khiến họ nghỉ việc. Đặc biệt, khi được hỏi riêng về lý do bỏ việc có liên quan đến sự bùng phát của đại dịch COVID-19 hay không, 31% đã khẳng định “có”.

Ở một khía cạnh khác, “cân bằng cuộc sống” cũng được xem là lý do khiến nhân viên nghỉ việc. Hiệp hội Tâm lý học Mỹ cho biết, sau đại dịch, tình trạng “burn out” đang ở mức cao kỷ lục. Khối lượng công việc tăng và thời gian làm việc kéo dài đã dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giữa đời sống và công việc. Đại dịch đã làm mọi người có thời gian suy ngẫm nhiều hơn về ý nghĩa cuộc sống. Theo khảo sát từ Microsoft, 70% người đi làm mong muốn một môi trường làm việc linh động, về cả thời gian và không gian làm việc.