Greenflation là gì?

...

Greenflation được dùng để diễn tả hiện tượng tăng giá của các loại hàng hóa liên quan đến chuyển đổi xanh.

Greenflation
💡
Greenflation được kết hợp bởi 2 từ: “green” và “inflation”.

Greenflation xảy ra là do sự gia tăng của các dự án xanh khiến tăng nhu cầu về các nguyên liệu liên quan.

Một ví dụ thường được thảo luận về greenflation là chi phí gia tăng của các kim loại cần thiết cho các dự án năng lượng tái tạo, như Lithium cho pin, hoặc đồng và kẽm cho các tấm pin mặt trời.

Greenflation - tạm dịch “lạm phát xanh”, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hiện tượng tăng giá của các loại hàng hóa liên quan đến chuyển đổi xanh. Điều này được lý giải là do sự gia tăng của các dự án xanh khiến tăng nhu cầu về các nguyên liệu liên quan.

Ví dụ về lạm phát xanh

Một ví dụ thường được thảo luận về greenflation là chi phí gia tăng của các kim loại cần thiết cho các dự án xanh và công nghệ tái tạo, ví dụ như Lithium cho pin, hoặc đồng và kẽm cho các tấm pin mặt trời.

Nguồn gốc

Greenflation được kết hợp bởi 2 từ: “green” và “inflation”. “Green” diễn tả những gì thân thiện với môi trường như các dự án năng lượng tái tạo. “Inflation” là sự tăng giá liên tục theo thời gian của hàng hóa, cụ thể ở đây là nguyên nhiên liệu.

Hiện chưa rõ thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu, tuy nhiên nó được cho là xuất phát từ các chuyên gia kinh tế. Theo Google Trends, mọi người bắt đầu tìm kiếm về thuật ngữ này kể từ tháng 4/2021.

Ảnh hưởng của lạm phát xanh

Lạm phát xanh làm gia tăng giá hàng hóa cần thiết để tạo ra năng lượng sạch, điều này có thể đẩy chi phí sản xuất năng lượng, kéo theo sự gia tăng giá năng lượng trên toàn cầu. Việc tăng giá nguyên, nhiên liệu và năng lương đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lên cao, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Điều này làm suy giảm sức cạnh tranh và năng lực tái đầu tư của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên cũng có những quan điểm lạc quan về tình trạng lạm phát xanh. Các luồng quan điểm này đặt niềm tin vào khái niệm “kinh tế theo quy mô” - economy of scale. Khái niệm này được hiểu rằng nếu sản xuất với quy mô càng lớn, thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, nhờ đó lợi nhuận gia tăng.