Hợp đồng quyền chọn là gì?

...

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh, cho phép người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán một loại tài sản vào một ngày trong tương lai, với mức giá được xác định trước.

Hợp đồng quyền chọn
💡
Các tài sản trong hợp đồng quyền chọn còn được gọi là “tài sản cơ sở”, chúng có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.

Theo mục đích thực hiện, hợp đồng quyền chọn được phân thành: hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option).

Theo tính chất, thời điểm của việc thực hiện quyền, hợp đồng quyền chọn được phân thành hợp đồng kiểu Mỹ (American options) và hợp đồng kiểu Châu u (European options).

Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh, cho phép người sở hữu nó có quyền mua hoặc bán một loại tài sản vào một ngày trong tương lai, với mức giá được xác định trước.

Các tài sản trong hợp đồng quyền chọn còn được gọi là “tài sản cơ sở”, chúng có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.

Phân loại hợp đồng quyền chọn

Phân loại theo mục đích thực hiện, hợp đồng quyền chọn được phân thành: hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option).

  • Hợp đồng quyền chọn mua cho phép người nắm giữ có quyền (nhưng không bắt buộc) mua một loại tài sản nào đó với một giá đã được định trước trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn bán (Put option) là một loại hợp đồng trong đó người nắm giữ quyền chọn có quyền (nhưng không bắt buộc) bán một loại tài sản nào đó với một giá đã được định trước trong tương lai.

Phân loại theo tính chất, thời điểm của việc thực hiện quyền chọn: quyền chọn kiểu Mỹ (American options) và quyền chọn kiểu Châu Âu (European options).

  • American options: là hợp đồng quyền chọn cho phép người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện quyền mua/bán vào bất cứ ngày nào trước ngày quy định trong hợp đồng.
  • European options: là hợp đồng quyền chọn trong đó người sở hữu hợp đồng chỉ được phép thực hiện quyền mua/bán vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Điều khoản cơ bản của hợp đồng quyền chọn

Một hợp đồng quyền chọn bất kì đều bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

Thực hiện quyền chọn: là loại hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán;

Giá thực hiện: là giá ấn định trong hợp đồng quyền chọn cho phép người sở hữu có thể bán hoặc mua tài sản với mức giá đó.

Ngày đáo hạn: Thời hạn quyền chọn phải thực hiện, quá thời hạn này, quyền chọn hết hiệu lực.

Người mua quyền chọn và người bán quyền chọn.

Tài sản cơ sở: Tài sản được thực hiện mua bán dưới quyền chọn, các tài sản có thể là hàng hóa như dầu mỏ, cà phê, gạo hoặc các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ, chỉ số chứng khoán…

Phí mua quyền: Chi phí mà người mua trả cho người bán để sở hữu quyền chọn.

Kiểu quyền chọn: Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người mua được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn có hai kiểu quyền chọn là quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ.

Quyền chọn kiểu châu Âu được hiểu là kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn vào đúng ngày đáo hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn hoặc trước ngày đáo hạn

Ưu - nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Ưu điểm

Nhà đầu tư có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn để hạn chế rủi ro thị trường.

Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư có nhiều lựa chọn kết hợp để đưa ra chiến lược giao dịch.

Nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận từ tất cả các xu hướng thị trường, dù tăng hay giảm.

Nhược điểm

Cơ chế hoạt động của hợp đồng khá phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư nhất định.

Một trong hai bên mua / bán của hợp đồng có thể sẽ chịu thiệt hại khi bên còn lại được hưởng lợi. Ví dụ với hợp đồng mua, khi giá tài sản cơ sở giảm, người mua hợp đồng sẽ bị mất phí mua, ngược lại người bán sẽ hưởng lợi từ phí bán hợp đồng.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn mua

X là nhà đầu tư đang sở hữu một hợp đồng quyền chọn mua do công ty Y phát hành, giá hợp đồng là 5.000.000 đồng. Mỗi hợp đồng có quyền mua tương ứng 10 cổ phiếu của công ty Y với mức giá 30.000 đ/cổ phiếu vào ngày 31/12/2021. Vào ngày 31/12/2021, giá cổ phiếu công ty Y trên thị trường là 55.000đ/cổ phiếu, X thực hiện quyền chọn mua với mức giá 30.000đ/cổ phiếu sau đó bán ra thị trường tại mức giá 55.000đ/cổ phiếu. Tổng lợi nhuận mà X thu được sẽ được tính như sau:

Tổng chi phí mà X đã bỏ ra:

Tiền mua cổ phiếu bằng hợp đồng quyền chọn với số lượng cổ phiếu được mua là 10.000 cổ phiếu:

= 10.000 cổ phiếu x 30.000 đồng = 300.000.000 đồng

Tổng chi phí mà X đã bỏ ra = tổng tiền mua cổ phiếu + Phí mua hợp đồng quyền chọn = 300.000.000 đồng + 5.000.000 đồng = 305.000.000 đồng.

Tổng lợi nhuận mà X thu được

= Tổng tiền bán cổ phiếu trên thị trường - Tổng chi phí bỏ ra

= 55.000 đồng x 10.000 cổ phiếu - 305.000.000 đồng = 245.000.000 đồng

Hợp đồng quyền chọn bán

A và B ký một hợp đồng quyền chọn bán (put option), A là bên mua và sở hữu hợp đồng. Theo hợp đồng, A có quyền bán lại 5 con bò cho B vào ngày 31/12/2021 tại mức giá là 30 triệu đồng/con. Vào 31/12/2021, giá bán bò ngoài thị trường lên 35 triệu đồng/con. Do đó, A quyết định không thực hiện quyền chọn bán cho B, thay vào đó A bán ra thị trường để thu về số tiền lớn hơn.