Kỳ thu tiền bình quân là gì?

...

Kỳ thu tiền bình quân cho biết doanh nghiệp mất trung bình bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.

Kỳ thu tiền bình quân
💡
Các công ty tính toán kỳ thu tiền bình quân nhằm đảm bảo các dòng tiền dự kiến nhận được có kịp thời đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn hay không.

Kỳ thu tiền bình quân giữ ở mức thấp thường tốt hơn cho doanh nghiệp, điều này cho thấy công ty thường thu tiền nhanh, điều này có lợi cho việc quản trị dòng tiền.

Tuy nhiên, chỉ số này thấp cũng có thể là dấu hiệu về các điều khoản tín dụng của công ty quá nghiêm ngặt với người mua.

Kỳ thu tiền bình quân  (Average Collection Period) cho biết doanh nghiệp mất bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi các “khoản phải thu” (AR) của mình.

Đây là một trong các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty tính toán kỳ thu tiền bình quân nhằm đảm bảo các dòng tiền dự kiến nhận được có kịp thời đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn hay không.

Ý nghĩa

Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán - tức bán chịu hay bán thiếu sẽ hình thành khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân sẽ cho biết thời gian trung bình giữa ngày “bán chịu” được thực hiện cho đến ngày người mua thanh toán. Kỳ thu tiền bình quân của một công ty cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động quản trị khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân giữ ở mức thấp thường tốt hơn cho doanh nghiệp, điều này cho thấy công ty thường thu tiền nhanh, điều này có lợi cho việc quản trị dòng tiền. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là dấu hiệu về các điều khoản tín dụng của công ty quá nghiêm ngặt với người mua, nếu tình trạng này cứ tiếp tục khách hàng có thể sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác với các điều khoản thanh toán cởi mở hơn.

Cách tính

Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau:

Trong đó:

  • Các ngày trong kỳ có thể là bất kỳ số ngày nào. Tuy nhiên, các công ty thường sẽ xem xét số liệu này theo năm để đơn giản hóa, do đó tham số này thường được lấy là 365 ngày.
  • Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu trong kỳ được tính bằng công thức sau:
  • Doanh thu bán chịu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán chịu trong kỳ trừ đi khoản doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán.

Ví dụ

Báo cáo tài chính của Công ty A có các chi tiết sau:

  • Doanh thu bán chịu ròng = 200 triệu đồng.
  • Doanh thu bán chịu đã được khách hàng thanh toán = 50 triệu đồng.
  • Số dư cuối kỳ của các khoản phải thu = 10 triệu đồng.
  • Số dư đầu kỳ của các khoản phải thu = 8 triệu đồng.

Kỳ thu tiền bình quân của công ty A trong năm qua (theo 365 ngày) được tính như sau:

Giá trị khoản phải thu bình quân = (Số dư cuối kỳ của các khoản phải thu + Số dư đầu kỳ của các khoản phải thu)/2 = (10 triệu + 8 triệu)/2 = 9 triệu đồng.

Tỷ lệ vòng quay tài khoản phải thu = Doanh thu bán chịu ròng trong kỳ / Giá trị khoản phải thu bình quân trong kỳ = (200 triệu - 50 triệu) / 9 triệu = 16,67 vòng/năm.

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ / Tỷ lệ vòng quay khoản phải thu trong kỳ = 365 / 16,67 = 21,89 ngày.

Như vậy kỳ thu tiền bình quân trong năm của Công ty A là khoảng 16,43 ngày.