Lợi thế cạnh tranh là gì?

...

Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) là thuật ngữ để chỉ các yếu tố cho phép một doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có chất lượng tốt hơn hoặc chi phí thấp hơn so với đối thủ.

Lợi thế cạnh tranh
💡
Lợi thế cạnh tranh giúp công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn hoặc đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đối thủ.

Lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành lợi thế so sánh và lợi thế khác biệt.

Lợi thế cạnh tranh được tạo thành do nhiều yếu tố, bao gồm cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cung cấp, mạng lưới phân phối, quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) là thuật ngữ để chỉ các yếu tố cho phép một doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ có chất lượng tốt hơn hoặc chi phí thấp hơn so với đối thủ.

Đặc điểm của lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh giúp công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn hoặc đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, từ đó giúp tạo ra nhiều giá trị hơn cho chính công ty và các cổ đông.

Lợi thế cạnh tranh được tạo thành do nhiều yếu tố, bao gồm cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cung cấp,  mạng lưới phân phối, quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.

Lợi thế cạnh tranh càng bền vững, đối thủ càng khó trung hòa lợi thế.

Phân loại lợi thế cạnh tranh

Michael Porter đã nhận diện được hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: lợi thế chi phí thấp và lợi thế khác biệt hóa.

* Michael Porter sinh năm 1947 - là giáo sư của Đại học Harvard, Hoa Kỳ; nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những "bộ óc" quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới. (theo Wikipedia)

Lợi thế chi phí thấp (cost advantage) đạt được khi doanh nghiệp có thể cung cấp các hàng hóa, dịch vụ tương tự như đối thủ nhưng với chi phí thấp hơn.

Lợi thế khác biệt hóa (differentiation advantage) đạt được khi doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có “giá trị vượt trội” hơn so với đối thủ; giá trị vượt trội có thể hiểu là “một cái gì đó độc đáo, được khách hàng đánh giá cao hơn việc đưa ra một mức giá thấp” (Porter, 1985).

Một doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nếu họ tạo ra được một sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ không làm được, hoặc có được một nguồn tài nguyên mà đối thủ không có. Khách hàng sẽ đánh giá cao điều này và sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được sản phẩm/dịch vụ đó.

Các chiến lược cạnh tranh cơ bản

Michael Porter, trong một cuốn sách được xuất bản vào năm 1985 đã đề cập đến ba chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để giải quyết cạnh tranh.

Chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost Leadership Strategy)

Mục tiêu của doanh nghiệp khi lựa chọn chiến lược này là bằng mọi cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (Product Differentiation Strategy)

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ cần có sự nghiên cứu, phát triển và tư duy đột phá để tạo ra những ý tưởng mới.

Chiến lược tập trung (Focus strategy, Concentration strategy)

Đây là chiến lược chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc một vài thị trường mục tiêu nhất định. Chiến lược này thường được các doanh nghiệp nhỏ áp dụng vì họ thiếu nguồn lực để có thể cạnh tranh trên một thị trường lớn với đa dạng các khách hàng.

Doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai phương thức: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa. Trong đó:

  • Chiến lược tập trung vào chi phí thấp (Cost Focus strategy) tìm kiếm lợi thế về chi phí trong phân đoạn thị trường mục tiêu.
  • Chiến lược tập trung vào khác biệt hóa (Differentiation Focus strategy) nhắm đến sự khác biệt sản phẩm trong phân đoạn thị trường mục tiêu.