NDA là gì?

...

NDA là “thỏa thuận bảo mật thông tin” hay “thỏa thuận không tiết lộ thông tin”.

NDA
💡
NDA là viết tắt của Non – Disclosure Agreement.

Mục đích chính của NDA là tạo một môi trường an toàn để các bên có thể chia sẻ những bí mật, mà không sợ bị tiết lộ.

Thông tin cần được bảo mật trong NDA thường liên quan đến: Chiến lược tiếp thị, kế hoạch bán hàng, thông tin khách hàng, quy trình sản xuất, công thức sản phẩm,...

NDA là viết tắt của Non – Disclosure Agreement, tạm dịch là “thỏa thuận bảo mật thông tin” hay “thỏa thuận không tiết lộ thông tin”. Các bên ký vào NDA có trách nhiệm giữ kín các thông tin được nêu trong thỏa thuận.

Các NDA phổ biến thường là: thỏa thuận bảo mật thông tin khách hàng của ngân hàng, thỏa thuận bảo mật kinh doanh của các doanh nghiệp, chiến lược công ty, giá đấu thầu, tài liệu, sáng chế, thiết kế, ý tưởng…

Các tên gọi khác của NDA

NDA còn được dùng với nhiều tên gọi khác trong các doanh nghiệp như:

  • Thỏa thuận bảo mật – Confidentiality Agreement – CA.
  • Thỏa thuận việc tiết lộ bí mật – Confidential Disclosure Agreement – CDA.
  • Thỏa thuận thông tin độc quyền – Proprietary Information Agreement – PIA
  • Thỏa thuận bí mật – Secrecy Agreement – SA.

Cách NDA hoạt động

NDA có thể diễn ra trong nhiều tình huống, tuy nhiên mục đích chính vẫn là tạo một môi trường an toàn để các bên có thể chia sẻ những bí mật, mà không sợ bị tiết lộ. Nếu một bên vi phạm NDA, bên kia có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu ngăn chặn việc tiết lộ thông tin, đồng thời yêu cầu bên vi phạm chịu một khoản tiền phạt được nêu rõ trong thỏa thuận. Bên vi phạm cũng có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại nếu có.

NDA thường được nêu ra trong các tình huống sau:

  • Khi hai công ty muốn hợp tác với nhau nhưng lại sợ bên còn lại sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh của họ.
  • Các công ty yêu cầu nhân viên mới, các nhân sự chủ chốt có quyền tiếp cận các thông tin nhạy cảm, ký NDA.
  • Startup gọi vốn yêu cầu các nhà đầu tư tiềm năng ký NDA trước khi cho họ tiếp cận các bí mật kinh doanh.

Thông tin cần được bảo mật trong NDA thường liên quan đến: Chiến lược tiếp thị, kế hoạch bán hàng, thông tin khách hàng, quy trình sản xuất, công thức sản phẩm,...

Nội dung cơ bản của một NDA

Một NDA được tùy chỉnh dựa trên nhiều yếu tố, tuy nhiên về cơ bản cần phải có các điều khoản sau đây:

  • Thông tin của các bên có tham gia thỏa thuận;
  • Định nghĩa về các “thông tin bí mật” trong trường hợp cụ thể;
  • Các yếu tố loại trừ bất kì từ các quyết định bảo mật;
  • Tuyên bố về việc sử dụng các thông tin thích hợp nào được tiết lộ;
  • Đưa ra các giới hạn về thời gian cụ thể liên quan về việc thực hiện thỏa thuận;
  • Các quy định khác như chi phí cho luật sư nếu có tranh chấp và bên nào phải chi trả khoản này,