OTC là gì?

...

OTC là viết tắt của Over the counter, còn được gọi là thị trường giao dịch phi tập trung.

OTC
💡
OTC là thị trường giao dịch của các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung như HOSE hay HNX.

Phương thức giao dịch chủ yếu trên sàn OTC là thông qua mua bán trực tiếp, theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”.

OTC không có địa điểm giao dịch nhất định. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường này thông qua các hội nhóm để trao đổi thông tin với nhau.

OTC là viết tắt của Over the counter, còn được gọi là thị trường giao dịch phi tập trung. Đây là thị trường giao dịch của các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung như HOSE hay HNX. Việc giao dịch được thực hiện theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.

Phương thức giao dịch chủ yếu trên sàn OTC là thông qua mua bán trực tiếp, theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”. Bên mua và bán sẽ trao đổi trực tiếp để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Giao dịch cũng có thể được thực hiện thông qua các nhà môi giới chứng khoán.

Một số đặc điểm của sàn OTC

OTC không có địa điểm giao dịch nhất định. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường này thông qua các hội nhóm để trao đổi thông tin với nhau.

Sàn OTC thường ít minh bạch hơn do ít chịu ràng buộc từ các quy định điều hành của cơ quan quản lý. Do đó, hàng hóa trên sàn OTC có tính rủi ro cao hơn so với sàn giao dịch tập trung.

Hàng hóa được giao dịch trên sàn OTC là các chứng khoán chưa được niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung như HOSE hay HNX. Các chứng khoán này thường không đáp ứng được các điều kiện niêm yết hoặc do doanh nghiệp không muốn niêm yết.

Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” và không bị ràng buộc bởi các quy định giao dịch như: giới hạn về giá, số lượng cổ phiếu,…

Phương thức giao dịch

Nguyên tắc chính của giao dịch OTC là “thuận mua vừa bán”. Có hai phương thức giao dịch chính trên sàn OTC:

  • Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
  • Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán.

Sau khi đã hoàn tất thỏa thuận, bên mua sẽ chuyển tiền cho bên bán và nhận chứng khoán về. Bên mua sẽ nhận chứng khoán qua phương thức chuyển quyền sở hữu, cụ thể:

  • Đối với chứng khoán đã lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán sẽ do trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) phụ trách.
  • Đối với chứng khoán chưa lưu ký, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán sẽ do phòng Quản lý cổ đông của tổ chức phát hành phụ trách.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • OTC tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ không đủ điều kiện niêm yết được phép đưa chứng khoán của mình lên giao dịch.
  • Các nhà đầu tư, đầu cơ có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể thông qua việc mua các doanh nghiệp tiềm năng với giá rẻ.

Nhược điểm

  • Chứng khoán giao dịch trên OTC có tính thanh khoản kém hơn so với sàn giao dịch tập trung.
  • Thời gian thực hiện một giao dịch thường kéo dài do quá trình thương lượng và làm các  thủ tục chuyển nhượng chứng khoán.
  • Sàn OTC có tính minh bạch kém do ít chịu sự kiểm soát và ràng buộc bởi các quy định của cơ quan quản lý.