Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

...

Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các quy trình từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng.

Quản trị chuỗi cung ứng
💡
SCM dựa trên giả định rằng hầu hết mọi sản phẩm trên thị trường đều là kết quả nỗ lực của một mạng lưới các cá nhân, doanh nghiệp, tạo nên một “chuỗi cung ứng”.

Bằng cách quản lý chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí và công đoạn dư thừa. Từ đó tạo nên sản phẩm với giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và đến tay người tiêu dùng sớm hơn.

Các công việc chính bao gồm: lên kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, hỗ trợ sản xuất và vận chuyển.

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các quy trình từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng.

SCM dựa trên giả định rằng hầu hết mọi sản phẩm trên thị trường đều là kết quả nỗ lực của một mạng lưới các cá nhân, doanh nghiệp, tạo nên một “chuỗi cung ứng”. Bằng cách quản lý chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí và công đoạn dư thừa. Từ đó tạo nên sản phẩm với giá thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và đến tay người tiêu dùng sớm hơn.

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Quản trị chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

Đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, lượng hàng hóa của doanh nghiệp được dự báo đúng nhu cầu của thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro cho doanh nghiệp. Ở đầu ra, sản phẩm cung cấp đủ cho thị trường, đem lại tiến triển về doanh thu. Đảm bảo doanh thu ở mức tốt nhất.

Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản trị và lường trước được những rủi ro trong chuỗi cung ứng, họ có thể giảm được chi phí lưu kho cũng như giảm lượng hàng tồn kho.

Đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics, giúp đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất, đảm bảo “độ tươi”, “mới” của hàng hóa, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ.

Tác động đến khả năng phát triển của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc này có thể giúp các doanh nghiệp vượt xa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Những công việc chính

Nhà quản trị chuỗi cung ứng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình, từ việc nhận nguồn nguyên liệu cho đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh đến tay khách hàng. Các công việc chính bao gồm:

Lên kế hoạch:

  • Dự báo nhu cầu khách hàng, lên kế hoạch vật tư và sản xuất.
  • Thiết lập và điều chỉnh quy trình, kế hoạch cung ứng để đáp ứng kế hoạch sản xuất.

Tìm nguồn cung ứng:

  • Tìm và mua vật liệu và hàng hóa với giá cả cạnh tranh.

Hỗ trợ sản xuất:

  • Đảm bảo cho các sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu với giá cạnh tranh, đảm bảo điều kiện an toàn, giảm thiểu tác động môi trường.

Vận chuyển:

  • Đảm bảo tất cả các sản phẩm có trên kệ hàng của các nhà bán lẻ trong thời gian hợp lý.