Quản trị nguồn vốn là gì?

...

Quản trị nguồn vốn (treasury management) là việc doanh nghiệp quản lý dòng tiền để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Quản trị nguồn vốn
💡
Quản trị nguồn vốn không chỉ thực hiện với các dòng tiền ở hiện tại mà còn các dòng tiền dự kiến trong tương lai.

Việc quản trị nguồn vốn cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công việc quản trị nguồn vốn có thể được đảm nhiệm bởi một phòng ban hoặc chỉ một người duy nhất, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị nguồn vốn (Treasury Management) là việc doanh nghiệp quản lý dòng tiền để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Quản trị nguồn vốn không chỉ thực hiện với các dòng tiền ở hiện tại mà còn các dòng tiền dự kiến trong tương lai. Việc quản trị nguồn vốn cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Lịch sử của quản trị nguồn vốn

Trong suốt chiều dài lịch sử, quản trị nguồn vốn doanh nghiệp đã trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1940s - 1970s): giai đoạn sơ khởi. Trước những năm 40, vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về quản trị nguồn vốn. Mãi sau đó, một khái niệm mơ hồ về quản trị nguồn vốn mới được hình thành. Hoạt động quản trị nguồn vốn trong thời kỳ này được thực hiện thủ công và không có sự tách bạch với các hoạt động điều hành khác.

Giai đoạn 2 (1970s - 1990s): giai đoạn tập trung. Trong giai đoạn này, chức năng của quản trị nguồn vốn được chú trọng hơn. Bắt đầu có sự tham gia của công nghệ thông tin và máy tính. Đặc biệt là nhấn mạnh các vai trò của việc quản trị rủi ro.

Giai đoạn 3 (2000 - 2015): quản trị nguồn vốn trở thành trọng tâm. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, quản trị nguồn vốn không chỉ đơn thuần là quản lý “ngân khố” trong doanh nghiệp nữa, mà còn là cầu nối giữa các đơn vị bên trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đã thay đổi vai trò của quản trị nguồn vốn từ hỗ trợ bị động sang cố vấn chủ động cho công ty.

Giai đoạn 4 - sau 2020: Vai trò chiến lược của quản trị nguồn vốn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc phản ứng với các biến động khó lường trong thời kỳ đại dịch.

Công việc chính của quản trị nguồn vốn

Các công việc quản trị nguồn vốn có thể được đảm nhiệm bởi một phòng ban hoặc chỉ một người duy nhất, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Các công việc chính của quản trị nguồn vốn bao gồm:

  • Cash management - Quản trị tiền, gồm: Dự báo dòng tiền, quản lý thanh khoản.
  • Debt management - Quản trị nợ, gồm: Xác định và tinh chỉnh cấu trúc vốn, quản trị xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp.
  • Working capital management - Quản trị vốn lưu động, gồm: quản trị các hệ số vốn lưu động và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Risk management - Quản trị rủi ro.
  • Report and advisory - Báo cáo và khuyến nghị, gồm: chuẩn bị các báo cáo cho ban quản trị và đề xuất các chiến lược cần thực hiện.