Quietly Firing là gì?

...

Quiet firing (tạm dịch: sa thải thầm lặng) là khi cấp trên yêu cầu nhân viên làm việc quá nhiều so với mô tả công việc ban đầu, nhưng vẫn với mức lương cũ và không có thêm bất kỳ phúc lợi nào. Về lâu dài, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, thiếu động lực và quyết định xin nghỉ việc.

Quietly Firing
💡
Quiet firing (tạm dịch: sa thải thầm lặng) là khi cấp trên yêu cầu nhân viên làm việc quá nhiều so với mô tả công việc ban đầu, nhưng vẫn với mức lương cũ và không có thêm bất kỳ phúc lợi nào. Về lâu dài, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, thiếu động lực và quyết định xin nghỉ việc.

Đây được xem là một hình thức gây hấn thụ động khi người quản lý không muốn giải quyết vấn đề một cách trực tiếp, thay vào đó là tìm cách khiến cuộc sống nơi công sở của nhân viên trở nên khó khăn hơn.

Thời gian gần đây, quiet quitting (tạm dịch: nghỉ việc thầm lặng) là vấn đề được nhiều người quan tâm và có không ít quan điểm trái chiều xoay quanh. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia, có một hiện tượng cũng phổ biến không kém ở công sở, thế nhưng lại ít khi được đề cập đến, đó là quiet firing (tạm dịch: sa thải thầm lặng).

Vậy quiet firing nghĩa là gì? Theo Courtney Milan - Nữ tác giả sách có tác phẩm từng lọt vào danh sách bán chạy của New York Times và USA Today, “sa thải thầm lặng” là khi cấp trên yêu cầu nhân viên làm việc quá nhiều so với mô tả công việc ban đầu, nhưng vẫn với mức lương cũ và không có thêm bất kỳ phúc lợi nào. Về lâu dài, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản, thiếu động lực và quyết định xin nghỉ việc.

Theo Linda Nazareth - Nhà kinh tế học tại Toronto và là người dẫn chính của kênh podcast Work and The Future chia sẻ với Global News, đây được xem là một hình thức gây hấn thụ động khi người quản lý không muốn giải quyết vấn đề một cách trực tiếp, thay vào đó là tìm cách khiến cuộc sống nơi công sở của nhân viên trở nên khó khăn hơn.

Tương tự như quiet quitting, đây cũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện gần đây. Theo một kết quả khảo sát hơn 20.000 người do LinkedIn News thực hiện, hơn 48% cho biết họ đã từng chứng kiến hiện tượng này tại chỗ làm, trong khi 35% thừa nhận rằng họ đã từng bị cho “sa thải thầm lặng” trước đó.

4 dấu hiệu cho thấy một nhân viên đang bị “sa thải thầm lặng”

Theo bài viết đăng tải trên LinkedIn của Bonnie Dilber - Giám đốc tuyển dụng của Zapier, dưới đây là những dấu hiệu cho thấy một nhân viên đang rơi vào tình trạng bị “sa thải thầm lặng”:

Bên cạnh 4 dấu hiệu đã liệt kê phía trên, theo Forbes, một số hành động khác cũng được tính là “quiet firing” như:

  • Người quản lý trực tiếp luôn giao cho bạn những nhiệm vụ kỳ lạ và tồi tệ.
  • Họ luôn bới móc, chỉ trích mọi thứ bạn làm.
  • Họ cố ý bôi nhọ, nói xấu bạn trước mặt đám đông dù chỉ là một lỗi lầm nhỏ nhặt.
  • Bằng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, họ khiến các đồng nghiệp xa lánh và cô lập bạn.

Có thể thấy, tình huống này có tác động tiêu cực rất lớn đối với một nhân viên. Họ sẽ rất nhanh chóng cảm thấy chán nản, hoài nghi về năng lực của bản thân, từ đó dẫn đến quyết định nộp đơn thôi việc.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến “sa thải thầm lặng”?

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đáng buồn này, xét từ khía cạnh khách quan lẫn chủ quan. Dưới đây là một số quan điểm từ những chuyên gia về hiện tượng này.

Chủ doanh nghiệp và là Cựu Phó Chủ tịch tại một tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà Robin McCarson chia sẻ, nguyên nhân có thể bắt nguồn bởi một số quản lý cảm thấy bị đe dọa bởi sự tồn tại của cấp dưới. Bản thân người nhân viên hoàn toàn không biết bản thân đã làm gì sai, trong khi sự thật chỉ đơn giản là người quản lý muốn loại bỏ họ.

Robin McCarson nói thêm, điều này một phần do vị cấp trên này thiếu năng lực chuyên môn và khả năng tự nhận thức kém. Do vậy, họ cảm thấy lo sợ khi có một ai đó xuất sắc hơn họ về một khía cạnh nào đó. Vì không có lý do chính đáng để sa thải, họ đành phải tìm cách gây hấn thụ động để cấp dưới phải chủ động rời đi.

Trong khi đó, theo ý kiến của Ella Washington - Nhà tâm lý học tư vấn cho các tổ chức làm việc, một nguyên nhân khác dẫn đến “quiet firing” là vì người quản lý đã không làm rõ những kỳ vọng về hiệu suất công việc đối với nhân viên. Kết quả là vì không đưa ra các đánh giá phù hợp, cũng xây dựng mối quan hệ đúng cách với cấp dưới, họ lựa chọn giải pháp im lặng và lờ đi cho đến khi cấp dưới nghỉ việc.

Làm thế nào khi rơi vào tình huống bị “sa thải thầm lặng”?

Theo Jack Kelly - Tác giả sách và là CEO của The Compliance Search Group and Wecruiter.io chia sẻ với Forbes, nếu tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, đã đến lúc nên rời đi tìm cơ hội khác tốt hơn. Tuy nhiên, nếu có thể, trước khi rời đi, hãy cố gắng có một cuộc nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn với người quản lý.

Jack Kelly chia sẻ thêm, tại thời điểm này, bạn chẳng còn gì để mất, vậy nên hãy làm rõ mọi thứ. Để thuyết phục hơn, bạn có thể cung cấp dữ liệu, đánh giá của khách hàng để chứng minh năng lực của bản thân và những gì họ đối xử với bạn là không công bằng.

Dẫu vậy, đây là một cuộc hội thoại hai chiều, điều đó đòi hỏi cấp trên cần trung thực và gạt bỏ mọi định kiến trong quá khứ. Nếu người quản lý của bạn không sẵn lòng làm như vậy, hãy gạt bỏ mọi thứ qua một bên, đừng để tâm quá nhiều và chuẩn bị cho một hành trình sự nghiệp mới đang chờ đón phía trước.