Quỹ đóng là gì?

...

Quỹ đóng còn gọi là quỹ tương hỗ đóng, là hình thức quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn.

Quỹ đóng
💡
Sau khi kết thúc việc huy động vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư muốn mua/bán chứng chỉ quỹ phải thông qua nhà môi giới và trả phí giao dịch.

Sau khi huy động vốn tiền của quỹ sẽ được đầu tư vào các tài sản như: cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn, hay các sản phẩm trên thị trường tiền tệ.

Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng sẽ chịu rủi ro thua lỗ nếu như quỹ đầu tư không thành công.

Quỹ đóng (Closed-end Funds) còn gọi là quỹ tương hỗ đóng, là hình thức quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn. Quỹ đóng không thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư. Sau khi kết thúc việc huy động vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau khi huy động vốn, nhà quản lý quỹ sẽ tiến hành đầu tư tiền của quỹ vào các tài sản như: cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn, hay các sản phẩm trên thị trường tiền tệ. Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng sẽ chịu rủi ro thua lỗ nếu như quỹ đầu tư không thành công.

Đặc điểm của quỹ đầu tư dạng đóng

Về tính thanh khoản: quỹ đóng thường có tính thanh khoản thấp hơn quỹ mở. Nhằm tạo tính thanh khoản, quỹ đóng có thể niêm yết chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, các chứng chỉ quỹ đó sẽ được giao dịch giống như một cổ phiếu niêm yết.

Về yêu cầu nắm giữ tiền: công ty quản lý quỹ thường không bị áp lực về dự trữ tiền mặt để mua lại chứng chỉ quỹ như quỹ mở. Do đó, về lý thuyết, quỹ đóng có thể đầu tư toàn bộ số tiền hiện có trong quỹ.

Biến động giá: giá chứng chỉ quỹ thường biến động nhiều, do quỹ đóng được mua bán liên tục như là một cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch tập trung.

Phương thức giao dịch: nhà đầu tư muốn mua bán chứng chỉ quỹ phải thông qua nhà môi giới và trả phí giao dịch.

Thời gian hoạt động: quỹ đóng có thời gian hoạt động giới hạn.

Quy mô vốn: quỹ đóng có quy mô vốn khá ổn định cho tới khi đáo hạn.

Sự khác biệt giữa quỹ mở và quỹ đóng

Ưu điểm và hạn chế

Ưu điểm

  • Giúp giảm thiểu rủi ro phi hệ thống do quỹ nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng.
  • Được quản lý chuyên nghiệp bởi nhữngi quản lý danh mục đầu tư có nhiều kinh nghiệm.
  • Được giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, các nhà đầu tư mới có thể mua chứng chỉ quỹ đóng một cách dễ dàng.

Hạn chế

  • Giá chứng chỉ quỹ được xác định bởi cung và cầu trên thị trường, điều này có thể khiến các chứng chỉ quỹ được giao dịch với giá thấp hơn giá trị thực.
  • Tính thanh khoản thấp hơn quỹ mở.
  • Nhà đầu tư phải chịu thêm các loại phí giao dịch và phí quản lý khi đầu tư vào quỹ đóng.

Các quỹ đóng tại Việt Nam

  • Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội - vốn điều lệ 200 tỷ đồng;
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1) - vốn điều lệ 500 tỷ đồng;
  • Quỹ Đầu tư Tăng trưởng ACB - vốn điều lệ 240,08 tỷ đồng;
  • Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife - vốn điều lệ 214,09 tỷ đồng.