Quyền biểu quyết là gì?

...

Quyền biểu quyết là quyền của các cổ đông hoặc thành viên công ty được bỏ phiếu để bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp Hội đồng thành viên.

Quyền biểu quyết
💡
Các vấn đề trong cuộc họp thường xoay quanh chính sách công ty, bao gồm các quyết định về việc thành lập ban giám đốc, phát hành chứng khoán, kế hoạch phát triển kinh doanh, phân phối lợi nhuận,...

Các hoạt động này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong công ty.

Quyền biểu quyết được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau như: tham dự họp và biểu quyết trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác, biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, gửi phiếu biểu quyết thông qua thư, fax, thư điện tử.

Quyền biểu quyết (Stockholder Voting Right) là quyền của các cổ đông hoặc thành viên công ty được bỏ phiếu để bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp Hội đồng thành viên.

Các vấn đề trong cuộc họp thường xoay quanh chính sách công ty, bao gồm các quyết định về việc thành lập ban giám đốc, phát hành chứng khoán, kế hoạch phát triển kinh doanh, phân phối lợi nhuận,... Các hoạt động này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong công ty.

Tỷ lệ biểu quyết

Tỷ lệ biểu quyết trong công ty cổ phần chính là tỷ lệ tán thành (hoặc không tán thành) về một quyết định của các thành viên trong công ty. Tỷ lệ biểu quyết là căn cứ để xác định một vấn đề được đưa ra trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (hoặc Hội đồng thành viên) có được thông qua hay không.

Đối với công ty cổ phần tỷ lệ biểu quyết chia ra theo các mốc là 51%, 65%. Đây là hai mốc về tỷ lệ biểu quyết cần đạt được để thông qua một vấn đề trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Lưu ý rằng tỷ lệ này được tính dựa trên tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự tham dự họp. Ví dụ: CTCP có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu tương đương với 1 quyền biểu quyết. Khi tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, chỉ có khoảng 100 cổ đông sở hữu 8 triệu cổ phiếu tham dự họp. Như vậy, tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp sẽ chỉ được tính dựa trên 8 triệu cổ phiếu mà thôi.

Hình thức biểu quyết

Cổ đông hoặc thành viên công ty được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:

  • Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
  • Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
  • Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
  • Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.”

Quyền phủ quyết

Quyền phủ quyết của cổ đông ở đây được hiểu là quyền mà các cổ đông (hoặc nhóm cổ đông) có thể bác bỏ một nghị quyết của công ty khi nghị quyết đó đã được đa số các cổ đông khác chấp thuận.

Có thể dễ hình dung nếu như một vấn đề quan trọng của công ty cổ phần, hoặc công ty TNHH muốn được thông qua cần ít nhất 65% số phiếu biểu quyết tán thành, đồng nghĩa với số phiếu không tán thành tối đa sẽ là 35%. Như vậy nếu như một cổ đông (hoặc nhóm cổ đông) nắm giữ 36% cổ phần, khi đó cổ đông hoặc nhóm cổ đông này được xem là có quyền phủ quyết.

Quyền chi phối

Nếu như tỷ lệ 36% cổ phần tượng trưng cho quyền phủ quyết, thì 51% cổ phần tượng trưng quyền chi phối. Nếu một cổ đông (hoặc nhóm cổ đông) có được 51% cổ phần, thì cũng đương nhiên có được quyền phủ quyết đối với những “vấn đề quan trọng” của công ty. Hơn nữa, các cổ đông với 51% cổ phần cũng nắm quyền tự thông qua các “vấn đề thông thường” trong công ty.

Tác động của quyền biểu quyết

Trong các công ty lớn, các kỳ họp cổ đông được tổ chức công khai. Các cổ đông sẽ sử dụng quyền của mình tốt nhất thông qua việc bầu ban giám đốc của công ty. Tuy nhiên, trong các công ty nhỏ, tư nhân, cán bộ và giám đốc thường sở hữu khối cổ phần lớn, nắm quyền chi phối. Do đó, các cổ đông thiểu số thường không có tiếng nói trong công ty. Các cổ đông có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu ban lãnh đạo hay thông qua các vấn đề lớn trong công ty, nhưng phiếu bầu của họ sẽ có rất ít tác động.