ROI là gì?

...

ROI là chỉ số đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của một khoản đầu tư.

ROI
💡
ROI thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Chỉ số ROI càng cao thì chứng tỏ việc đầu tư đang đạt được hiệu quả.

Chỉ số ROI còn được áp dụng để đo lường được hiệu suất của các chiến dịch marketing hay các hoạt động bán hàng.

Việc ra quyết định đầu tư vào một dự án nào đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tham khảo nhiều chỉ số quan trọng khác, như NPV, IRR hay tỷ lệ hoàn vốn (PP). Chỉ số ROI chỉ nên đóng vai trò như một số liệu tham khảo của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư dự án.

ROI là viết tắt của Return on Investment, còn được gọi là tỉ lệ hoàn vốn. ROI đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận của một khoản đầu tư, không phân biệt nguồn hình thành khoản vốn đầu tư đó. Hay nói cách khác, ROI cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROI thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Chỉ số ROI càng cao thì chứng tỏ việc đầu tư đang đạt được hiệu quả.

Chỉ số ROI còn được áp dụng để đo lường được mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing hay các hoạt động bán hàng.

Cách tính chỉ số ROI

ROI có thể được tính theo công thức sau:

ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư

Trong đó:

  • Thu nhập ròng = Doanh thu – Chi phí đầu tư.
  • Chi phí đầu tư: bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và các loại phí cần thiết cho việc đầu tư.

Ví dụ về phép tính ROI

Một nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu với giá 15.500 đồng, sau đó giá cổ phiếu tăng lên và nhà đầu tư bán ra với giá 20.200 đồng. Chi phí cho giao dịch là 0,2% trên mỗi giao dịch mua và bán.

Như vậy, để tính ROI ta cần xác định Doanh thu từ bán cổ phiếu và tổng chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra:

Tổng chi phí đầu tư = Tiền mua cổ phiếu + Phí giao dịch mua + phí giao dịch bán
= 100x15.500 + 100x15.500x0,2% + 100x20.200x0,2% = 1.550.000 + 3.100 + 4.040 = 1.557.140 đồng.
Doanh thu từ bán cổ phiếu = 100x20.200 = 2.020.000 đồng.
ROI = (Doanh thu - Chi phí đầu tư) / (Chi phí đầu tư) = (2.020.000 - 1.557.140) / 1.557.140 = 29,73%.

Ưu điểm và hạn chế của chỉ số ROI

Ưu điểm:

  • Có thể tính toán một cách nhanh chóng, các tham số trong công thức tính cũng có thể dễ dàng tìm được.
  • Đo lường chỉ số ROI là phương thức hữu hiệu để xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể so sánh mức độ sinh lời của các dự án một cách nhanh chóng, hỗ trợ cho việc ra quyết định nên đầu tư vào dự án nào.

Hạn chế:

  • Việc ra quyết định đầu tư vào một dự án cụ thể đòi hỏi doanh nghiệp phải tham khảo nhiều chỉ số quan trọng khác, như NPV, IRR hay tỷ lệ hoàn vốn (PP). Chỉ số ROI chỉ nên đóng vai trò như một số liệu tham khảo của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư dự án.
  • Việc tính toán các loại chi phí như chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí ban đầu cho các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm của các dự án có thể khác nhau. Nếu chỉ dùng ROI để so sánh mức độ hiệu quả của các dự án có thể đem lại kết quả sai lệch so với bản chất.
  • ROI chỉ tập trung vào việc đo lường chi phí và doanh thu ngắn hạn. Các khoản đầu tư dài hạn (phải mất thời gian dài mới mang lại doanh thu) thường bị lờ đi trong quá trình tính toán ROI.