Stakeholder là gì?

...

Stakeholder còn được gọi là các bên liên quan, chỉ các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

Stakeholder
💡
Stakeholder được phân thành ba nhóm chính, gồm: Nhóm trong nội bộ doanh nghiệp (Internal), nhóm có quan hệ trực tiếp (Connected) và nhóm bên ngoài doanh nghiệp (External).

Lý thuyết các bên liên quan cho rằng doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng.

Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan luôn hiện hữu, do đó, nhà quản trị cần xem xét các xung đột tiềm năng có thể xảy ra, đánh giá ảnh hưởng và chuẩn bị các phương án dự phòng để xử lý.

Stakeholder còn được gọi là các bên liên quan, chỉ các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

Stakeholder là những người quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Phân loại

Stakeholder được phân thành ba nhóm chính, gồm:

Nhóm trong nội bộ doanh nghiệp (Internal), bao gồm: Người lao động, ban quản lý, HĐQT,…

Nhóm các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (Connected), gồm: Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ...

Nhóm các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp (External), gồm: Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng (Pressure Group)...

Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan

Lý thuyết các bên liên quan cho rằng doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đối xử công bằng giữa các bên liên quan, trong trường hợp các bên liên quan có xung đột lợi ích, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa chúng.

Thực trạng thường hay xảy ra trong các công ty có nhiều bên liên quan là lợi ích của họ thường khác nhau, có thể xung đột trực tiếp với nhau. Ví dụ: Các cổ đông, với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận có thể sẵn sàng chấp nhận các cơ hội kinh doanh có rủi ro cao. Trong khi đó, các chủ nợ với mục tiêu thu hồi đủ và đúng hạn khoản vay sẽ không thích các doanh nghiệp có quá nhiều rủi ro.

Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan luôn hiện hữu, do đó, nhà quản trị cần xem xét các xung đột tiềm năng có thể xảy ra, đánh giá ảnh hưởng và chuẩn bị các phương án dự phòng để xử lý. Tránh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.