Tái cơ cấu nợ là gì?

...

Tái cơ cấu nợ là một quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản vay hiện tại, hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn.

Tái cơ cấu nợ
💡
Tái cơ cấu nợ cũng có thể được thực hiện bởi các cá nhân đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, hoặc bởi các quốc gia đang có xu hướng vỡ nợ công.

Quá trình tái cơ cấu nợ thường được thực hiện bằng cách giảm lãi suất cho các khoản vay, kéo dài thời hạn thanh toán, hoặc cả hai.

Tái cơ cấu nợ có thể mang lại lợi ích đối với cả hai bên - doanh nghiệp và chủ nợ. Doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản và các chủ nợ cũng có khả năng nhận lại được tiền.

Tái cơ cấu nợ (Debt Restructuring) là một quá trình được các công ty sử dụng để tránh rủi ro vỡ nợ đối với khoản vay hiện tại, hoặc để tận dụng mức lãi suất thấp hơn. Đây được xem là một phần trong chiến lược tái cấu trúc tài chính.

Tái cơ cấu nợ cũng có thể được thực hiện bởi các cá nhân đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, hoặc bởi các quốc gia đang có xu hướng vỡ nợ công.

Đặc điểm của tái cơ cấu nợ

Tái cơ cấu lại nợ có thể được thực hiện bởi cá nhân, công ty, hay các quốc gia.

Các doanh nghiệp tìm cách tái cơ cấu nợ khi phải đối mặt với rủi ro phá sản.

Quá trình tái cơ cấu nợ thường được thực hiện bằng cách giảm lãi suất cho các khoản vay, kéo dài thời hạn thanh toán, hoặc cả hai.

Tái cơ cấu nợ có thể giúp cải thiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Tái cơ cấu nợ có thể mang lại lợi ích đối với cả hai bên - doanh nghiệp và chủ nợ. Doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản và các chủ nợ cũng có khả năng nhận lại được tiền.

Các hình thức tái cơ cấu nợ

Tái cơ cấu nợ có thể bao gồm:

Hoán đổi nợ thành vốn cổ phần: Điều này xảy ra khi các chủ nợ đồng ý đổi một phần hoặc toàn bộ các khoản cho vay của họ để đổi lấy vốn chủ sở hữu trong công ty.

Cắt lỗ dự kiến (Haircut): là việc chủ nợ đồng ý xóa một phần các khoản tiền lãi hoặc gốc chưa thanh toán.

Phát hành trái phiếu có thể mua lại (Callable bond): Với Callable bond, công ty có thể chủ động cấu trúc lại khoản vay bằng cách chủ động mua lại trái phiếu đó. Các công ty thường mua lại trái phiếu để phát hành lại trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn. Điều này thường hay xảy ra trong trường hợp lãi suất thị trường đang có xu hướng giảm.