Thâu tóm pha loãng là gì?

...

Sự thâu tóm pha loãng là một giao dịch M&A có tính chất làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của bên thâu tóm.

Thâu tóm pha loãng
💡
EPS là viết tắt của Earnings Per Share, được hiểu là tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Việc thua lỗ của công ty mục tiêu là nguyên nhân chính dẫn đến sự pha loãng.

Mặc dù trong ngắn hạn thương vụ này có thể làm giảm giá trị cổ phiếu của cổ đông, nhưng về dài hạn, khi lợi thế từ sự kết hợp phản ánh vào kết quả kinh doanh, các cổ đông có thể được lợi nhiều hơn.

Thâu tóm pha loãng là gì?

Mục đích của một thương vụ mua lại hay thâu tóm nhằm làm tăng giá trị doanh nghiệp, tăng lợi nhuận hay để tối ưu chi phí. Việc mua lại hay thâu tóm thường diễn ra giữa hai công ty không cùng quy mô. Thông thường một công ty có tiềm lực lớn hơn sẽ tìm cách mua lại một công ty nhỏ hơn, được gọi là công ty mục tiêu. Sau khi kết thúc thương vụ, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động hoặc trở thành công ty con của bên mua.

Mặc dù mục tiêu của hoạt động thâu tóm là tăng thu nhập, nhưng trong ngắn hạn thương vụ này có thể khiến thu nhập trên mỗi cổ phần, tức EPS của công ty mua lại giảm xuống. Trường hợp này thường xảy ra do công ty mục tiêu có khả năng tạo ra lợi nhuận thấp hơn công ty mua lại. Vì thế việc kết hợp giữa hai công ty sẽ làm suy giảm EPS của bên mua. Sự pha loãng cũng xảy ra nếu công ty thâu tóm lựa chọn cách phát hành thêm cổ phiếu để thanh toán cho thương vụ. Dẫn đến cổ phiếu của công ty bị pha loãng.

EPS là viết tắt của Earnings Per Share, được hiểu là tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu. EPS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chia cho số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Đây được coi như là phần lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp có thể phân bổ cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

Thâu tóm pha  loãng xảy ra như thế nào?

Việc thua lỗ của công ty mục tiêu là  nguyên nhân chính dẫn đến sự pha loãng. Điều này dẫn đến việc sau khi hoàn tất thương vụ, lợi nhuận hợp nhất có thể bị giảm theo, dẫn đến sự suy giảm EPS của công ty. Tuy nhiên việc này chỉ xảy ra trong vài năm đầu tiên sau khi hoàn tất thương vụ.

Trong một trường hợp khác, để thanh toán cho thương vụ, bên mua chọn phát hành thêm cổ phiếu để thanh toán. Điều này sẽ khiến tổng số cổ phiếu đang lưu hành tăng lên và đương nhiên sẽ là giảm EPS, dẫn đến sự pha loãng xảy ra.

Đặc điểm của sự thâu tóm pha loãng:

Sự thâu tóm pha loãng là một giao dịch mua lại làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của bên mua.

Việc thâu tóm pha loãng có thể xảy ra do công ty mục tiêu có khả năng tạo ra thu nhập thấp hơn, hoặc thậm chí đang thua lỗ. Sự pha loãng cũng có thể xảy ra nếu bên mua lựa chọn phát hành thêm cổ phiếu để thanh toán cho thương vụ.

Mặc dù trong ngắn hạn thương vụ này có thể làm giảm giá trị cổ phiếu của cổ đông, nhưng về dài hạn, khi lợi thế từ sự kết hợp phản ánh vào kết quả kinh doanh, các cổ đông có thể được lợi nhiều hơn.

Thông tin về thâu tóm pha loãng có thể tác động tiêu cực đến cổ phiếu của công ty thâu tóm trong ngắn hạn.

Thâu tóm pha loãng và thâu tóm bồi đắp

Ngược lại với thâu tóm pha loãng, một thương vụ thâu tóm được cho là có tính chất tích lũy hay bồi đắp xảy ra nếu chúng làm tăng EPS của bên mua ngay sau hoàn tất. Ví dụ một công ty đại chúng quy mô lớn có EPS hiện tại là 2.000 đồng/cổ phiếu, muốn mua lại một công ty nhỏ hơn, nhưng có EPS lên đến 5.000 đồng/cổ phiếu. Thương vụ này được dự đoán sẽ làm tăng EPS của bên mua lên 2.500 đồng/cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán thường ưa thích các thông tin về thâu tóm bồi đắp, vì chúng mang lại lợi ích trong ngắn hạn, giống như việc mọi người mua được một món hàng với giá hời. Chính vì thế khi xuất hiện thông tin này, giá cổ phiếu của bên mua thường tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mục đích cuối cùng của một thương vụ M&A là làm tăng giá trị của công ty nhờ vào lợi ích từ sự kết hợp mang lại.