Thiên đường thuế là gì?

...

Theo Wikipedia định nghĩa, “thiên đường thuế” (tiếng Anh: “tax haven” - nơi ẩn trú thuế) hoặc “ốc đảo thuế” là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc thu thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản.

Thiên đường thuế
💡
Ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét một khu vực là một thiên đường thuế: (i) Không đánh thuế hoặc mức thuế suất gần như bằng không; (ii) Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân, (iii) Thiếu minh bạch.

Các thiên đường thuế được hưởng lợi từ nguồn vốn mà họ thu hút được vào nền kinh tế. Dòng tiền sẽ liên tục được đổ về từ các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài qua các tài khoản thiết lập tại ngân hàng, tổ chức tài chính và các phương thức đầu tư khác tại thiên đường thuế.

Thiên đường thuế giúp các cá nhân và công ty có thể hưởng lợi từ mức thuế thu nhập thấp hơn các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có khả năng được hưởng lợi trong hoạt động tín dụng tại các thiên đường thuế.

Thiên đường thuế là gì?

Theo Wikipedia định nghĩa, “thiên đường thuế” (tiếng Anh: “tax haven” - nơi ẩn trú thuế) hoặc “ốc đảo thuế” là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc thu thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản. Do đó, chúng trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế cho các cá nhân cư trú hoặc cho doanh nghiệp làm trụ sở.

Những yếu tố nào để xác định Thiên đường thuế?

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét liệu một khu vực là một thiên đường thuế hay không:

  1. Không đánh thuế hoặc mức thuế suất gần như bằng không. Thiên đường thuế khi đó trở thành nơi để những người không cư trú ở đó tránh khỏi phải đóng thuế cao ở nơi họ đang ở hay kinh doanh.
  2. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Thiên đường thuế thường có luật hoặc thủ tục hành chính, mà các doanh nghiệp hay cá nhân có thể hưởng lợi từ từ chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, chống lại sự giám sát của cơ quan thuế nước ngoài. Điều này ngăn cản việc điều tra thông tin về người nộp thuế đang được hưởng lợi từ khu vực thuế thấp.
  3. Thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các quy định pháp lý, luật pháp hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi ẩn trú thuế. OECD cho rằng, luật phải được áp dụng một cách công khai và nhất quán, và phải có những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế vụ nước ngoài để xác định tình trạng của người nộp thuế. Thiếu minh bạch trong một nước hoặc khu vực có thể làm cho các cơ quan thuế vụ gặp khó khăn hoặc không thể thực thi pháp luật một cách công bằng và hiệu quả. “Phán quyết bí mật”, mức thuế có thể thương lượng được, hoặc các quy định khác mà không áp dụng luật pháp một cách công khai và nhất quán, luôn là những ví dụ về sự thiếu minh bạch.

Cách thức hoạt động của các thiên đường thuế

Một ví dụ thực tế là quần đảo Cayman, nơi dân số có chưa đến 7.000 người nhưng lại thu hút lượng FDI lớn gấp 3 lần Trung Quốc có số dân là 2 tỷ người.

Hoặc, những công ty “ảo” (offshone) được thành lập tại Panama chỉ là những hòm thư rất nhỏ, và chỉ tốn khoảng 79 USD để thành lập một công ty kiểu này.

Trên thế giới rất nhiều các thiên đường thuế, phân bổ ở khắp các nơi, tuy nhiên châu Á được cho là nơi có dòng chảy tài chính bất hợp pháp cao nhất thế giới. Dòng tiền này thì châu Á chảy tới các thiên đường thuế trên khắp thế giới. Trong số đó, 65% đến từ doanh nghiệp, 30% là phạm tội và 5% là tham nhũng.

Các doanh nghiệp nước ngoài có đủ các chiêu trò để trốn thuế qua các thiên đường thuế và ngày càng tinh vi hơn. Vụ việc được khui ra mới đây năm 2014 về thiên đường thuế Luxembourg, Thụy Sỹ cũng từng gây chấn động thế giới. Nó được phát hiện khi người ta lần theo đường đi của một quả chuối từ Ecuador sang Anh, người ta đặt câu hỏi tại sao một quả chuối ở Ecuador giá rẻ mạt mà sang Anh giá của nó lại đắt đỏ như vậy? Cuối cùng phát hiện ra rằng những quả chuối này đã phải đi qua rất nhiều thiên đường thuế, đội giá lên rất lớn, ví như quả chuối được mua ở Ecuador chỉ một đồng, khi qua các thiên đường thuế nó thành 100 đồng và tới Anh thì giá của nó là 101 đồng. Cách làm này cũng thường được gọi là hành động “chuyển giá” để trốn thuế.

Lợi ích cộng sinh của các thiên đường thuế

Đối với chính các thiên đường thuế

Các thiên đường thuế được hưởng lợi từ nguồn vốn mà họ thu hút được vào nền kinh tế. Dòng tiền sẽ liên tục được đổ về từ các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài qua các tài khoản thiết lập tại ngân hàng, tổ chức tài chính và các phương thức đầu tư khác tại thiên đường thuế. Ngoài ra, các khoản phí cố định mà các doanh nghiệp muốn đặt trụ sở tại thiên đường thuế phải nộp cũng là khoản lợi không nhỏ đối với các địa phương này.

Chính những điều này giúp cho các thiên đường thuế có được những nguồn tài chính khổng lồ để hoạt động kinh trong trong nước và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật giúp giải quyết được tình trạng lao động, giúp các quốc gia này nhanh chóng phát triển kinh tế, thậm chí nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ còn trở thành những trung tâm tài chính lớn trên thế giới.

Đối với các cá nhân và công ty

Dễ thấy nhất, là họ có thể hưởng lợi từ mức thuế thu nhập thấp hơn các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có khả năng được hưởng lợi trong hoạt động tín dụng tại các thiên đường thuế. Ví dụ, các doanh nghiệp lớn tại Mỹ có thể đạt được vốn vay rẻ khi đi vay tại thị trường quốc tế, hơn là khi vay vốn tại thị trường trong nước. Một số các doanh nghiệp nổi tiếng có các quỹ sở hữu tại thiên đường thuế bao gồm: Apple, Microsoft, Alphabet, Cisco, và Oracle.

Những thiên đường thuế nổi tiếng nhất hiện nay

Những quốc gia, bang hay vùng lãnh thổ thường được coi là các “thiên đường thuế” không chỉ ở các đảo quốc xa xôi có chế độ tự trị (autonomy territories) như Bermuda, British Virgin Island (BVI), Cayman Islands, hay Hong Kong và Macau, mà nằm ngay ở các nước phát triển như bang Delaware và Puerto Rico (Hoa Kỳ), Jersey và Isle of Man (Vương Quốc Anh), Thụy Sỹ, Hà Lan và Luxembourg. Ngay cả Singapore cũng được xếp vào nhóm này. Tùy theo cách nhìn khác nhau mà hiện nay trên thế giới có khoảng 50 quốc gia, bang hoặc vùng lãnh thổ được coi là thiên đường thuế.

Bermuda

Ảnh: Roman Stetsyk / Shutterstock.com

Bermuda tính thuế suất thuế doanh nghiệp bằng 0%, cũng như không có thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Vì không tính thuế doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia của Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền ở Bermuda, đáng lưu ý là lợi nhuận đạt 80 tỷ USD vào năm 2012. Số tiền này vượt quá tổng lợi nhuận của họ được báo cáo ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp và Đức kết hợp lại.

Hà Lan

Ảnh: Aleksey Stemmer / Shutterstock.com

Thiên đường thuế nổi tiếng nhất đối với các công ty trong Fortune 500 là Hà Lan, với hơn một nửa cho biết có ít nhất một chi nhánh ở đó.

Chính phủ các quốc gia thường sử dụng các biện pháp khuyến khích về thuế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào đất nước của họ. Tuy nhiên, những biện pháp khuyến khích về thuế lại không mang lại hiệu quả, và tốn kém.

Tại Hà Lan, một ưu đãi thuế như vậy sẽ cần 1,2 tỷ euro vào năm 2016, tương đương với 7,6 % số tiền mà Hà Lan nhận được từ thuế công ty.

Luxembourg

Ảnh: Marcin Krzyzak / Shutterstock.com

Danh tiếng thiên đường thuế của Luxembourg bắt nguồn từ những quy định thân thiện với doanh nghiệp, cho phép các công ty quốc tế tham gia vào công ty nội địa và tránh được hàng tỷ hóa đơn thuế.Giống như Hà Lan, Luxembourg là một trong ba quốc gia đến từ liên minh Benelux, cũng nổi tiếng là những thiên đường thuế.

Những đặc điểm của thuế “thân thiện” gồm ưu đãi về thuế, không khấu trừ thuế và bằng chứng về sự thay đổi lợi nhuận quy mô lớn.

Quần đảo Cayman

Ảnh: Jo Ann Snover / Shutterstock.com

Theo bà Stanger, Caymans là một lãnh thổ nước ngoài của Anh và các quốc gia khác có luật cho phép một công ty được thành lập và giữ lại tài sản mà không phải đóng thuế."Quần đảo Cayman có thể là ‘lỗ hổng thuế lớn nhất’ cho các cá nhân cũng như các tập đoàn đa quốc gia”, ông Crystal Stranger, Giám đốc hoạt động thuế tại công ty 1st Tax, Los Angeles cho biết.

"Khi được tổ chức vì mục đích kinh doanh, điều này hoàn toàn hợp pháp và không phải là một chiến lược tránh thuế”, bà nói.

Lợi ích về thuế có thể đáng giá đối với nhiều doanh nghiệp ở Mỹ và trên thế giới có tài sản ở Cayman. Theo báo cáo của Citizens for Tax Justice, năm 2012, các công ty đa quốc gia của Mỹ đã báo cáo lợi nhuận 46 tỷ USD từ các công ty con có trụ sở tại Quần đảo Cayman. So với tổng sản phẩm quốc nội chỉ đạt 3 tỷ USD của vùng lãnh thổ này.

Singapore

Ảnh: anekoho / Shutterstock.com

Như Hà Lan và Luxembourg, Singapore thực sự có thuế suất thuế thu nhập danh nghĩa "hợp lý". Tuy nhiên, giống như các quốc gia khác, Singapore vẫn tìm ra cách để trở thành một trong những thiên đường thuế hàng đầu trên thế giới.

Singapore tránh được các mức thuế doanh nghiệp "hợp lý" thông qua các biện pháp khuyến khích về thuế, thuế nhà thầu.