Trái phiếu kèm chứng quyền là gì?

...

Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được chào bán kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu được mua một lượng cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được quy định trước.

Trái phiếu kèm chứng quyền
💡
Chứng quyền (Covered Warrant - viết tắt là CW) là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ được quyền mua hoặc bán cổ phiếu của tổ chức phát hành tại một mức giá được xác định trước, mức giá này còn được gọi là “giá thực hiện”.

Chứng quyền được tách rời khỏi trái phiếu. Do đó trong các trường hợp trái phiếu được tổ chức phát hành mua lại trước hạn, hoặc trái chủ bán trái phiếu đi thì họ vẫn có thể giữ lại chứng quyền.

Tại Việt Nam, chứng quyền được chào bán kèm trái phiếu là chứng quyền mua.

Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được chào bán kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu được mua một lượng cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được quy định trước.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Covered Warrant - viết tắt là CW) là một loại chứng khoán cho phép người nắm giữ được quyền mua hoặc bán cổ phiếu của tổ chức phát hành tại một mức giá được xác định trước, mức giá này còn được gọi là “giá thực hiện”.

Tại Việt Nam, chứng quyền được chào bán kèm trái phiếu là chứng quyền mua.

Đặc điểm của trái phiếu kèm chứng quyền

Chứng quyền được tách rời khỏi trái phiếu. Do đó trong các trường hợp trái phiếu được tổ chức phát hành mua lại trước hạn, hoặc trái chủ bán trái phiếu đi thì họ vẫn có thể giữ lại chứng quyền.

Trái phiếu kèm chứng quyền có lãi suất thấp hơn trái phiếu thường. Do chứng quyền là một quyền cho phép trái chủ tìm kiếm thêm lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu. Do đó, việc phát hành kèm với chứng quyền cho phép doanh nghiệp có thể áp mức lãi suất thấp hơn cho trái phiếu nhưng vẫn đảm bảo thu hút nhà đầu tư.

Giá thực hiện chứng quyền thường được ấn định cao hơn so với giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành trái phiếu, điều này nhằm tránh việc nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền mua sớm. Mức giá này có thể được xác định lại khi doanh nghiệp tiến hành chia tách cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới hoặc chia cổ tức.

So sánh trái phiếu kèm chứng quyền và trái phiếu chuyển đổi

Giống nhau

Cả hai loại trái phiếu đều có những đặc điểm cơ bản của trái phiếu thường như:

  • Được trả lãi cố định,
  • Có thời gian đáo hạn,
  • Được phát hành kèm theo một “quyền” nhất định, giúp cho trái chủ có thể trở thành cổ đông của công ty (quyền chuyển đổi hoặc chứng quyền).

Vì đặc điểm “quyền” của hai loại trái phiếu đều liên quan đến cổ phần, nên chủ thể phát hành của cả hai đều bắt buộc phải là công ty cổ phần.

Phương thức phát hành: cả hai loại trái phiếu đều phải được phát hành bởi hình thức chào bán riêng lẻ hay chào bán ra công chúng.

Giá thực hiện của chứng quyền và giá chuyển đổi được quy định là một mức giá cụ thể hoặc một phương pháp xác định giá. Mức giá này có thể được xác định lại khi doanh nghiệp tiến hành chia tách cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới hoặc chia cổ tức.

Khác nhau

Quyền chuyển đổi và chứng quyền:

  • Đối với quyền chuyển đổi, trái chủ có quyền đổi sang cổ phiếu của tổ chức phát hành mà không phải bỏ thêm tiền.
  • Đối với chứng quyền, người nắm giữ chứng quyền phải bỏ tiền để mua cổ phiếu theo một mức giá được ấn định trước.

Hệ quả của việc thực hiện quyền:

  • Đối với trái phiếu chuyển đổi: sau khi thực hiện quyền, trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu, do đó trái phiếu sẽ không còn tồn tại nữa. Đồng thời, khoản nợ từ trái phiếu của doanh nghiệp cũng chuyển thành vốn chủ sở hữu, trái chủ trở thành cổ đông.
  • Đối với trái phiếu kèm chứng quyền: sau khi thực hiện quyền mua cổ phiếu, trái chủ vẫn có thể nắm giữ trái phiếu và cổ phiếu của doanh nghiệp. Lúc này vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng được tăng thêm từ việc bán cổ phiếu, và khoản nợ từ trái phiếu vẫn được giữ nguyên. Trái chủ có thể vừa làm chủ nợ, vừa là cổ đông của công ty.

Ưu - nhược điểm của trái phiếu kèm chứng quyền

Ưu điểm

Đối với nhà đầu tư, trái phiếu kèm chứng quyền cho phép nhà đầu tư tăng lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, trái phiếu kèm chứng quyền cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu thông thường. Điều này có nghĩa doanh nghiệp sẽ ít chịu áp lực từ lãi vay.

Khi thực hiện quyền mua, người nắm giữ chứng quyền phải bỏ một khoản tiền ra để mua cổ phiếu. Điều này giúp cho doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời khoản vay từ trái phiếu vẫn được giữ nguyên.

Nhược điểm

Chứng quyền có thời hạn nhất định, thời hạn này có thể không giống với thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu chứng quyền bị quá thời hạn, người nắm giữ chứng quyền sẽ không được phép thực hiện quyền mua cổ phiếu nữa.

Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện quyền làm cho cổ phiếu của doanh nghiệp bị pha loãng.

Ví dụ về trái phiếu kèm chứng quyền

Trái phiếu kèm chứng quyền của tập đoàn Hà Đô được phát hành năm 2019 có các điều khoản sau:

  • Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mệnh giá 1.000.000.000 đồng / trái phiếu (1 tỷ đồng / trái phiếu).
  • Loại trái phiếu: Trái phiếu không chuyển đổi, kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
  • Lãi suất phát hành thực tế: 6%/năm, áp dụng cho suốt kỳ hạn 3 năm.
  • Lãi suất trong trường hợp trái chủ không thực hiện chứng quyền khi trái phiếu đáo hạn là 11%/năm.

Chứng quyền kèm theo trái phiếu:

  • Mỗi trái phiếu kèm theo 01 chứng quyền, có thể tách ra để chuyển nhượng độc lập.
  • Tại thời điểm phát hành, mỗi chứng quyền cho phép người nắm giữ mua 22.727 Cổ phiếu  của tập đoàn Hà Đô, với giá thực hiện là 44.000 đồng/cổ phiếu.
  • Số lượng cổ phiếu được mua và giá thực hiện có thể được thay đổi theo quy định trong điều khoản phát hành trái phiếu.

Xem chi tiết điều khoản phát hành trái phiếu tại đây