Ủy ban chứng khoán là gì?

...

Ủy ban chứng khoán là cơ quan có chức năng quản lý thị trường chứng khoán của quốc gia.

Ủy ban chứng khoán
💡
Nhiệm vụ chính của Ủy ban chứng khoán là quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư.

Tại Việt Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán.

Lãnh đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước gồm 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch, do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm.

Ủy ban chứng khoán là gì?

Ủy ban chứng khoán là cơ quan có chức năng quản lý thị trường chứng khoán của quốc gia. Nhiệm vụ chính của Ủy ban chứng khoán là quản lý và điều tiết thị trường, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư.

Ủy ban chứng khoán của các quốc gia

Ủy ban chứng khoán Nhà nước là gì?

Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của thị trường; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Biểu tượng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Trang web: http://www.ssc.gov.vn

Cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước gồm 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch, do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm.

Sơ đồ tổ chức

Nhiệm vụ và quyền hạn

Ủy ban chứng khoán Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán, chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường;
  2. Trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán;
  3. Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
  4. Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký;
  5. Chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, chấp thuận việc đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới;
  6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán;
  7. Báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán;
  8. Thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường;
  9. Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động của thị trường;
  10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán và người hành nghề chứng khoán;
  11. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
  12. Thực hiện hợp tác quốc tế và làm đầu mối thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.