Vốn lưu động là gì?

...

Vốn lưu động (Working capital), là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp có thể trang trải cho những hoạt động kinh doanh hàng ngày.

Vốn lưu động
💡
Vốn lưu động được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp có giá trị dương, chứng tỏ tài sản ngắn hạn đủ lớn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp bị âm, doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về thanh toán nợ, nếu không được giải quyết ổn thỏa rất dễ lâm vào trạng phá sản.

Vốn lưu động (Working capital), là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp có thể trang trải cho những hoạt động kinh doanh hàng ngày như:

  • Tiền trả lương nhân viên,
  • Tiền thanh toán cho nhà cung cấp,
  • Tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước,...

Cách tính vốn lưu động

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn có thể kể đến như: tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng-bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...
  • Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

Ý nghĩa vốn lưu động

Nếu vốn lưu động của doanh nghiệp có giá trị dương, chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Lúc này doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả các khoản nợ tới hạn. Điều này giúp các hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi.

Trường hợp vốn lưu động của doanh nghiệp có giá trị âm, điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn đang nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn. Lúc này doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ gặp vấn đề về thanh toán nợ, nếu không được giải quyết ổn thỏa rất dễ lâm vào trạng phá sản.

Tỷ lệ vốn lưu động

Tỷ lệ vốn lưu động (working capital ratio) là chỉ tiêu kế toán phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của một doanh nghiệp bằng cách sử dụng tài sản lưu động như tiền mặt, hàng tồn kho.

Tỷ lệ vốn lưu động được tính theo công thức:

Tỷ lệ vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn/nợ phải trả ngắn hạn

Nếu tỷ lệ vốn lưu động nhỏ hơn 1, nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn. Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp đang không đủ khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn.

Nếu tỷ lệ vốn lưu động lớn hơn 1, nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ổn định.