Hàng hóa thay thế là gì?

...

Hàng hóa thay thế được hiểu là các loại hàng hóa, dịch vụ có thể được dùng thay thế cho nhau.

Hàng hóa thay thế
💡
Hàng hóa thay thế được định nghĩa là một hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng thay thế cho một hàng hóa hoặc dịch vụ khác.

Trong kinh tế học, nếu A và B là hàng hóa thay thế cho nhau, khi giá hàng hóa A tăng, nhu cầu về hàng hóa B cũng tăng theo và ngược lại.

Trong thị trường có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng được quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho nhu cầu của mình.

Hàng hóa thay thế là một thuật ngữ trong kinh tế học, dùng để chỉ các loại hàng hóa có đặc tính, chức năng giống nhau, có thể thay thế được cho nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Một ví dụ về hàng hóa thay thế là Coca-Cola và Pepsi, hai loại hàng hóa này có sự giống nhau về mục đích sử dụng, là đáp ứng nhu cầu về một loại nước giải khát.

Mối tương quan giữa giá và nhu cầu về hàng hóa thay thế

Kinh tế học lý giải rằng khi giá của môt loại hàng hóa tăng lên, lượng cầu của loại hàng hóa đó sẽ giảm xuống, đồng thời lượng cầu của hàng hóa thay thế sẽ tăng lên.

Lấy ví dụ A và B là hai hàng hóa thay thế cho nhau. Khi giá hàng hóa B tăng lên, người tiêu dùng sẽ nhận ra hàng hóa B đang trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa A. Từ đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng hóa A nhiều hơn, đồng thời giảm sử dụng đối với hàng hóa B.

Hàng hóa thay thế hoàn hảo và không hoàn hảo

Hàng hóa thay thế hoàn hảo dùng để chỉ những loại hàng hóa, dịch vụ có cùng đặc điểm, tính chất và cách thức sử dụng như nhau. Chúng có thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho nhau. Ví dụ điển hình cho hai loại hàng hóa này là Coca-cola và Pepsi, Pizza Hut và Pizza Domino’s.

Hàng hóa thay thế không hoàn hảo là những sản phẩm, dịch vụ mặc dù chúng có thể được dùng thay thế cho nhau, nhưng vẫn có những điểm khác biệt nhất định mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra.

Ví dụ: bánh mì và bánh ngọt là hai loại hàng hóa thay thế. Khi giá bánh mì tăng lên, một số người sẽ có xu hướng chuyển sang ăn bánh ngọt. Tuy nhiên đối với những người không thích đồ ngọt vẫn chọn ăn bánh mì mặc dù sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn.ư
Hàng hóa bổ sung
Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa, dịch vụ có xu hướng được người tiêu dùng sử dụng cùng nhau.

Tác động của hàng hóa thay thế

Cung cấp sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng. Trong một thị trường có nhiều hàng hóa thay thế, người tiêu dùng cho thế thoải mái lựa chọn sản phẩm tốt nhất theo nhu cầu của mình.

Tăng cạnh tranh. Trong thị trường có nhiều hàng hóa thay thế, các doanh nghiệp muốn bán được hàng hóa phải cạnh tranh với nhau. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh với nhau sẽ phải giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc cải thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ vượt trội hơn so với đối thủ.

Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Qua cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ được cải thiện và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên mặt trái của cạnh tranh nếu không được quản lý tốt sẽ bị mất kiểm soát. Các doanh nghiệp sẵn sàng đưa ra các sản phẩm kém chất lượng với giá thành rẻ hơn nhiều để cạnh tranh với đối thủ.

Chi phí tiếp thị cao. Các doanh nghiệp để giữ chân khách hàng, có thể phải đầu tư nhiều vào việc tiếp thị sản phẩm. Điều này dẫn đến việc tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp mà không mang lại bất kỳ giá trị bổ sung nào cho chất lượng sản phẩm.