Lá chắn thuế là gì?

...

Lá chắn thuế đề cập đến việc áp dụng một khoản khấu trừ hợp lệ làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm đi số tiền thuế phải nộp.

Lá chắn thuế
💡
Lá chắn thuế đề cập đến việc áp dụng một khoản khấu trừ hợp lệ làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm đi số tiền thuế phải nộp.

Lá chắn thuế giúp doanh nghiệp làm giảm số tiền thuế phải nộp, từ đó giúp tăng lợi nhuận giữ lại, làm tăng hiệu quả hoạt động cho công ty.

Lá chắn thuế cũng là một trong những lý do doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh.

Theo Investopedia, thuật ngữ "lá chắn thuế" đề cập đến việc áp dụng một khoản khấu trừ hợp lệ để làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm đi số tiền thuế phải nộp.

Các khoản khấu trừ có thể là các chi phí hợp lý cho việc khám chữa bệnh, tiền ủng hộ từ thiện, nuôi dưỡng người phụ thuộc đối với cá nhân; hoặc khấu hao tài sản, chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của lá chắn thuế

Lá chắn thuế giúp doanh nghiệp làm giảm số tiền thuế phải nộp, từ đó giúp tăng lợi nhuận giữ lại, làm tăng hiệu quả hoạt động cho công ty.

Lá chắn thuế cũng là một trong những lý do doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng vốn.

Tính lá chắn thuế

Lá chắn thuế có thể được tính đơn giản theo công thức:

Lá chắn thuế = Giá trị được khấu trừ thuế (chi phí) x Thuế suất.

Độc giả có thể tham khảo cách tính lá chắn thuế qua ví dụ bên dưới.

Ví dụ về lá chắn thuế từ lãi vay

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp đang cần huy động vốn kinh doanh. Với mức doanh thu dự kiến là 500 triệu đồng, doanh nghiệp cần huy động khoảng 400 triệu để trang trải các chi phí. Ngân hàng sẵn sàng cho vay với lãi suất 10%/năm. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 20%. CFO đang xem xét lựa chọn một trong hai phương án sau đây:
  • Phương án 1: Doanh nghiệp quyết định không đi vay mà lấy toàn bộ 400 triệu từ vốn chủ sở hữu.
  • Phương án 2: Doanh nghiệp quyết định vay 100 triệu và lấy 300 triệu từ vốn chủ sở hữu.

Với hai phương án sẽ cho ra kết quả khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 1: So sánh mức thuế TNDN phải đóng giữa hai phương án không sử dụng nợ vay và có sử dụng nợ vay.

Như vậy với phương án 2 (đi vay) doanh nghiệp đã tạo ra công cụ lá chắn thuế.

Giá trị lá chắn thuế được tính:

Lá chắn thuế = Giá trị được khấu trừ thuế (chi phí lãi vay) x Thuế suất = 10 triệu đồng x 20% = 2 triệu đồng.

Lá chắn thuế này đã làm giảm số thuế phải nộp xuống còn 18 triệu thay vì 20 triệu như phương án 1.

Hơn nữa với phương án 2, chủ doanh nghiệp chỉ bỏ ra 100 triệu để có mức lợi nhuận 56 triệu, tương đương mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 24%, vượt trội hơn so với phương án 1 là 20% (bỏ ra 400 triệu thu về lợi nhuận 80 triệu).

Ví dụ lá chắn thuế từ Khấu hao

Ví dụ 2: Trong năm 2020, doanh nghiệp B chi 1 tỷ đồng mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp dự định sẽ trích khấu hao máy móc này trong vòng 5 năm theo phương pháp đường thẳng. Theo đó, chi phí khấu hao mỗi năm là 200 triệu đồng. Số tiền này sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Với mức thuế suất thuế thu nhập hiện hành là 20%, việc trích khấu hao hằng năm đã giúp doanh nghiệp giảm khoản tiền nộp thuế tương đương 40 triệu đồng (200 triệu x thuế suất 20%) trong vòng 5 năm tới.

Bảng 2: Mức giảm thuế của doanh nghiệp B theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Khấu hao
Khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn.

Ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng lá chắn thuế

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của lá chắn thuế đó là giúp doanh nghiệp giảm thiểu số tiền thuế phải nộp một cách hợp pháp.

Lá chắn thuế cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động, cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Điều này được chứng minh qua ví dụ 1. Trong phương án đi vay, doanh nghiệp chỉ bỏ ra 100 triệu để có mức lợi nhuận sau thuế 56 triệu, tương đương ROE là 56%, vượt trội hơn nhiều so với phương án 1 chỉ có 20%.

ROE
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - viết tắt là ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể chủ động tạo lá chắn thuế từ việc đi vay hoặc áp dụng phương pháp khấu hao tài sản sao cho phù hợp với tình hình tài chính công ty.

Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, CFO mong muốn giảm thêm dòng tiền trả cho thuế trong những năm đầu do doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, cần nguồn tiền để tái sản xuất. Do đó CFO quyết định sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, để mức khấu hao trong những năm đầu cao hơn và giảm dần vào những năm sau. CFO quyết định mỗi năm sẽ trích giá trị khấu hao bằng 50% giá trị còn lại của tài sản. Kế hoạch cụ thể được trình bày trong bảng bên dưới:
Bảng 3: Mức giảm thuế của doanh nghiệp theo phương pháp khấu hao nhanh.

Như vậy, với việc tăng mức khấu hao trong những năm đầu, doanh nghiệp đã giảm được 100 triệu tiền thuế trong năm 2020 (nhiều hơn 60 triệu so với phương pháp khấu hao đường thẳng) và 50 triệu cho năm 2021. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ giữ lại nhiều lợi nhuận hơn trong những năm đầu để phục vụ cho việc tái sản xuất.

Hạn chế

Lá chắn thuế chỉ phát huy ưu điểm khi tình hình kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có lợi nhuận. Thậm chí trong trường hợp kinh doanh không hiệu quả như dự kiến hoặc thậm chí thua lỗ, chi phí lãi vay cũng có thể trở thành gánh nặng lớn cho doanh nghiệp.

Ví dụ 4: lấy trường hợp ví dụ 1, giả sử CFO chọn phương án số 3, đi vay ngân hàng 300 triệu với lãi suất 10%, và chỉ bỏ 100 triệu vốn chủ sở hữu. Lúc này kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện như sau:

Bảng 4: Chi phí lãi vay có thể trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

Có thể thấy mặc dù với phương án 3, doanh nghiệp vẫn cho ra kết quả kinh doanh ấn tượng với ROE lên đến 56%. Tuy nhiên với chi phí lãi vay tăng cao đã có tác động mạnh lên tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Với tỷ lệ này, chỉ với một bài biến động nhỏ, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu tăng hoặc doanh thu bị sụt giảm cũng có thể thổi bay hoàn toàn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với lá chắn thuế bằng cách áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, mặc dù trong những năm đầu doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích lớn hơn thừ việc giảm thuế, tuy nhiên trong các năm tiếp theo, lá chắn thuế này sẽ ngày càng trở nên yếu đi do mức khấu hao giảm theo thời gian. Điều này có nghĩa rằng đây chỉ là phương pháp giúp cho doanh nghiệp hoãn lại các nghĩa vụ thuế phải nộp để tạo lợi ích về dòng tiền trong ngắn hạn. Hơn nữa việc áp dụng phương pháp khấu hao cũng sẽ bị phụ thuộc nhiều vào các chính sách về kế toán. Ví dụ tại Việt Nam, doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao nhanh nhưng mức khấu hao không được quá 2 lần mức khấu hao được xác định bằng phương pháp đường thẳng.