Lãi vay - lá chắn thuế hiệu quả cho doanh nghiệp

...

Lợi thế của doanh nghiệp khi sử dụng vốn vay là chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Do đó, lãi vay thường được ví như “lá chắn thuế” (tax-shield) giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí thuế. Cụ thể công cụ này là gì, hãy cùng ProFin tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lãi vay - lá chắn thuế hiệu quả cho doanh nghiệp
Photo by Kelly Sikkema / Unsplash

Lãi vay giúp "chắn" thuế như thế nào?

Giả sử có một doanh nghiệp đang cần huy động vốn kinh doanh. Với mức doanh thu dự kiến là 500 triệu đồng, doanh nghiệp cần huy động vốn 400 triệu để trang trải các chi phí. Ngân hàng sẵn sàng cho vay 300 triệu với lãi suất 10%/năm. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 20%. CFO đang xem xét lựa chọn một trong hai phương án sau đây:

Phương án 1: Doanh nghiệp quyết định không đi vay mà lấy toàn bộ 400 triệu từ vốn chủ sở hữu.

Phương án 2: Doanh nghiệp quyết định vay 300 triệu và bù thêm 100 triệu từ vốn chủ sở hữu.

Bảng 1: So sánh mức thuế TNDN phải đóng giữa hai phương án không sử dụng nợ vay và có sử dụng nợ vay.

Như vậy với phương án 2 (đi vay) doanh nghiệp đã tạo ra công cụ lá chắn thuế làm giảm số thuế phải nộp xuống còn 14 triệu thay vì 20 triệu như phương án 1.

Hơn nữa với phương án 2, doanh nghiệp chỉ bỏ ra 100 triệu để có mức lợi nhuận 56 triệu, tương đương mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 56%, vượt trội hơn nhiều so với phương án 1 là 20% (bỏ ra 400 triệu thu về lợi nhuận 80 triệu).

Lá chắn thuế
Lá chắn thuế đề cập đến việc áp dụng một khoản khấu trừ hợp lệ làm giảm thu nhập chịu thuế, từ đó làm giảm đi số tiền thuế phải nộp.

Tuy nhiên, công cụ này cũng có những nhược điểm

Trong trường hợp kinh doanh không hiệu quả như dự kiến hoặc thậm chí thua lỗ, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi vay. Lúc này lãi vay lại trở thành rắc rối lớn cho doanh nghiệp.

Trong ví dụ trên, nếu doanh thu thực tế của doanh nghiệp chỉ là 430 triệu.

Bảng 2: So sánh lợi nhuận sau thuế giữa hai phương án trong trường hợp doanh thu sụt giảm.

Như vậy với trường hợp kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất sạch lợi nhuận hoặc thậm chí chịu lỗ do chi phí kinh doanh không giảm cộng thêm gánh nặng lãi vay. Ngược lại với phương án không đi vay doanh nghiệp vẫn giữ được lợi nhuận.

Trường hợp lãi vay quá cao cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Giả sử trong trường hợp ngân hàng đánh giá khoản vay của doanh nghiệp quá rủi ro và quyết định áp mức lãi suất lên đến 35% cho khoản vay này.

Bảng 3: So sánh lợi nhuận sau thuế của phương án 2 trong trường hợp lãi vay là 10% và lãi vay là 35%.

Rõ ràng với mức lãi suất này sẽ không có doanh nghiệp nào chọn phương án đi vay để kinh doanh, vì thu được bao nhiêu lợi nhuận cũng không đủ chi trả vay.

Có thể thấy công cụ lá chắn thuế bằng lãi vay mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Tuy nhiên để sử dụng công cụ này hiệu quả, CFO cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại, lãi suất vay,... nếu không, lá chắn thuế có thể trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.

Theo: Nguyễn Dương /ProFin.vn