Cash is King #3: Quá trình phát triển của người quản trị nguồn vốn cho doanh nghiệp

...

Quản lý ngân quỹ hay quản trị nguồn vốn có thể được hiểu theo nghĩa cơ bản là người quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, không chỉ ở hiện tại mà còn dự báo dòng tiền trong tương lai.

Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển, đóng góp không nhỏ trong việc tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài viết dựa trên các chia sẻ của ông Mohammad Mudasser trong buổi hội thảo trực tuyến “Quản trị nguồn vốn và dòng tiền trong thời kỳ biến động” do Smart Train phối hợp cùng PwC Việt Nam và Hiệp hội Chuyên gia Tài chính Hoa Kỳ AFP đồng tổ chức. Ông Mohanad Mudasser hiện đang làm giám đốc dịch vụ tư vấn quản lý dòng tiền & vốn lưu động, PwC Việt Nam.

Ông Mohanad Mudasser. Nguồn: PwC Việt Nam

Treasurer - người quản lý ngân khố và còn hơn thế

“Treasury management” hay “quản lý ngân quỹ” ngày nay thực chất không khác gì so với người quản lý ngân khố của các vua chúa ngày xưa. Vai trò cơ bản nhất của người làm treasury là làm sao kiểm soát được tiền vào và ra như thế nào. Theo dòng lịch sử, việc quản lý ngân khố cũng đã có nhiều thay đổi và cải tiến. Ngày nay, một người làm quản lý ngân quỹ phải phụ trách rất nhiều việc như quản lý thanh khoản, quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp hiện có các khoản tiền gửi nào, chúng sẽ tạo ra lợi nhuận như thế nào, làm thế nào để doanh nghiệp có đủ dòng tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình, và dòng tiền tối thiểu mà doanh nghiệp phải duy trì là bao nhiêu... Để làm được điều này, người quản lý ngân quỹ cần phải đưa ra các dự báo về dòng tiền.

Cash Is King #1: Hành trình của một chuyên viên “treasury” trong thời kỳ biến động
“Treasury management” hay quản trị nguồn vốn đang ngày trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ biến động như hiện nay.

Vai trò của treasury đã được khẳng định trong suốt thế kỷ qua

Trong quá khứ, trước thời kỳ công nghiệp hóa vẫn chưa có khái niệm chính thống về quản lý nguồn vốn hay quản lý ngân quỹ. Theo dòng phát triển của lịch sử, các doanh nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc, theo đó các vấn đề về quản lý nguồn vốn, quản lý ngân quỹ cũng được xem trọng.

Trong suốt chiều dài lịch sử, quản trị nguồn vốn doanh nghiệp đã trải qua 4 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1 (1940s - 1970s): giai đoạn sơ khởi. Trước những năm 40, vẫn chưa có khái niệm rõ ràng về quản trị nguồn vốn. Mãi sau đó, một khái niệm mơ hồ về quản trị nguồn vốn mới được hình thành. Hoạt động quản trị nguồn vốn trong thời kỳ này được thực hiện thủ công và không có sự tách bạch với các hoạt động điều hành khác.
  • Giai đoạn 2 (1970s - 1990s): giai đoạn tập trung. Trong giai đoạn này, chức năng của quản trị nguồn vốn được chú trọng hơn. Bắt đầu có sự tham gia của công nghệ thông tin và máy tính. Đặc biệt là nhấn mạnh các vai trò của việc quản trị rủi ro.
  • Giai đoạn 3 (2000 - 2015): “Treasury” trở trọng tâm. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, treasury không chỉ đơn thuần là quản lý “ngân khố” trong doanh nghiệp nữa, mà còn là cầu nối giữa các bộ phận bên trong doanh nghiệp, và giữa doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đã thay đổi vai trò của quản trị nguồn vốn từ hỗ trợ bị động sang cố vấn chủ động cho công ty.
  • Giai đoạn 4 - sau 2020: Vai trò chiến lược của treasury trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc phản ứng với các biến động khó lường trong thời kỳ đại dịch.
4 giai đoạn phát triển của vai trò quản trị ngân quỹ - nguồn vốn. Nguồn: Ảnh chụp nội dung chia sẻ từ hội thảo

Quản trị nguồn vốn trong thời kỳ biến động

Thời đại ngày nay, quản lý ngân quỹ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, vì nó giúp doanh nghiệp có những phản ứng phù hợp với điều kiện thị trường khắc nghiệt và liên tục thay đổi. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện tại ở Việt Nam đều chưa có bộ phận quản lý ngân quỹ được tổ chức bài bản, chính thống. Trên thực tế, chủ doanh nghiệp thường giao thêm nhiệm vụ này cho những bộ phận khác có tính chất công việc tương tự như kế toán hay thủ quỹ.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng về mặt tài chính. Rất nhiều yếu tố khó khăn liên quan đến dòng tiền đã xảy ra trong giai đoạn phong tỏa, giãn cách, khiến doanh nghiệp phải xoay sở tìm nguồn vốn bổ sung, duy trì hoạt động. Nguyên nhân dễ thấy nhất là việc khách hàng chậm thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Tiếp đến là đứt gãy trong chuỗi cung ứng: không có hàng để bán, hay tồn nhiều hàng nhưng không giao được cho khách hàng. Với tình trạng khó khăn kéo dài, doanh nghiệp cũng sẽ không có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc này sẽ làm xấu lịch sử tín dụng và hạn chế doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay mới phục vụ cho việc tái sản xuất. Các doanh nghiệp được phép hoạt động trong giai đoạn giãn cách cũng gặp các khó khăn về mặt chi phí, nhất là các chi phí cho công tác phòng chống dịch. Với những khó khăn chồng chất về mặt tài chính, doanh nghiệp càng phải tập trung nhiều nguồn lực hơn để cân đối. Để làm được điều này, quản trị nguồn vốn chính là giải pháp mang tính “sống-còn”.

Cash Is King #2: Nếu khó khăn lại ập đến như Covid-19, nhà quản trị tài chính cần làm gì?
Ba thông điệp mà CEO FINBUD - ông Văn Hải - nhắn gửi đến các chủ doanh nghiệp từ kinh nghiệm thực tế trong buổi hội thảo “Góc nhìn CFO - Quản trị chi phí thế nào cho đúng?” do Bizzi tổ chức, để chuẩn bị cho những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến trong tương lai, đó là:

Bộ phận quản lý ngân quỹ phải làm gì?

Trước tiên, cần nhìn lại và tìm hiểu xem dòng tiền chính của doanh nghiệp là gì và kiểm soát tốt chúng.

Thứ hai, hình dung được điều gì sẽ xảy đến với doanh nghiệp trong tuần tới. Hãy thử cải thiện bảng dự báo dòng tiền, ít nhất là cho 4 - 6 tuần tiếp theo. Dự báo dòng tiền sẽ cho biết trong thời gian tới, dòng tiền nào sẽ vào hoặc ra khỏi doanh nghiệp.

Thứ ba, cần xem xét các nguồn tài trợ thay thế khác mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, có thể là các nguồn tài chính phi ngân hàng.

Thứ tư, cắt giảm tất cả các khoản chi tiêu không cần thiết để hạn chế thiếu hụt dòng tiền.

Cuối cùng, xem xét và phân tích báo cáo tài chính, gồm cả bảng cân đối kế toán, báo cáo lợi nhuận và báo cáo dòng tiền và đưa ra các mục tiêu tăng trưởng doanh số, tăng trưởng thị phần. Ở phần này, quản trị nguồn vốn cần thay đổi góc nhìn về “doanh thu và chi phí” sang tập trung vào “dòng tiền” để đề xuất những quyết định hay chính sách phù hợp nhất.

Xem thêm nội dung khác trong chuỗi bài viết "Cash is king" tại đây.
Theo: Nguyễn Dương / ProFin