Financial Planning & Analysis Manager

...
Financial Planning & Analysis Manager
Nguồn ảnh: Getty Images

Quản lý phân tích và hoạch định tài chính (Financial Planning & Analysis Manager) là gì?

Theo định nghĩa từ Investopedia, quản lý phân tích và hoạch định tài chính (finance analyst) là người có vai trò lập ngân sách, dự đoán và phân tích, nhằm cung cấp dữ liệu tài chính hỗ trợ quá trình ra quyết định kinh doanh của CFO, CEO và ban điều hành.

Bên cạnh đó, quản lý phân tích và hoạch định tài chính còn có nhiệm vụ nghiên cứu - phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô, nhằm đưa ra dự đoán về thị trường, khu vực kinh tế và tình hình doanh nghiệp. Họ cũng sẽ đưa ra đề xuất cải thiện cải thiện hoạt động đầu tư và vận hành của doanh nghiệp.

Finance Analyst
Nhân viên phân tích tài chính (Finance Analyst) là gì? Theo định nghĩa từ Investopedia, nhân viên phân tích tài chính (finance analyst) là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính, dự đoán và phân tích các loại báo cáo, nhằm sử dụng cho việc đưa ra quyết

Nhiệm vụ của quản lý phân tích và hoạch định tài chính

  • Đánh giá dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Phân tích các hoạt động đầu tư và vận hành, nhằm tìm ra phương pháp cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
  • Xây dựng mô hình tài chính dự đoán kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Tham gia cuộc họp với quản lý cấp cao và ban điều hành nhằm cung cấp những thông tin hữu ích trong quá trình ra quyết định kinh doanh ở cấp độ chiến lược.
  • Nghiên cứu những xu hướng thị trường, thu thập và khai thác dữ liệu.
  • Lập báo cáo ghi nhận và đánh giá hiệu suất tài chính.
  • Giám sát, đo lường rủi ro đến từ các khoản đầu tư công ty và tình hình kinh tế.
  • Lập ngân sách và kiểm soát quá trình sử dụng ngân sách.
  • Đào tạo và quản lý nhân viên trong bộ phận phân tích và hoạch định tài chính.

Yêu cầu cơ bản để trở thành quản lý phân tích và hoạch định tài chính

#1: Bằng cấp

Về khía cạnh học thuật, đầu tiên đó là bằng Cử nhân thuộc chuyên ngành như kinh tế, kế toán, tài chính, toán học hoặc một số ngành học khác có liên quan. Một lợi thế tiếp theo là sở hữu một số chứng chỉ hành nghề quốc tế khác như CFA, CIA,... hoặc bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

Dân Tài chính học gì #2: CFA - Những điều bạn cần biết về tiêu chuẩn “vàng” của giới đầu tư tài chính
Nếu đang có dự định nâng cao kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng chỉ CFA là sự lựa chọn phù hợp mà bạn nên cân nhắc.

#2: Kỹ năng cứng

  • Kỹ năng nghiên cứu: Đây là kỹ năng tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề nhất định. Quản lý phân tích và hoạch định tài chính nên có khả năng này nhằm tìm kiếm thông tin liên quan hồ sơ tài chính nội bộ, báo cáo từ các bên thứ ba hoặc cơ sở dữ liệu trực tuyến, nhằm nắm bắt xu hướng thị trường, tình hình kinh tế và các cơ hội đầu tư tiềm năng.
  • Kỹ năng phân tích: Để có thể dự đoán, lập kế hoạch, nhận biết những rủi ro tài chính và đưa ra giải pháp khắc phục, kỹ năng phân tích là yếu tố cần thiết đối với quản lý phân tích và hoạch định tài chính.
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại: Trong bối cảnh ngày nay, quản lý phân tích và hoạch định tài chính cần biết cách sử dụng những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning),... để quy trình xử lý công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.

#3: Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sau khi xác định được vấn đề mà tổ chức đang gặp phải, điều quan trọng tiếp theo mà quản lý phân tích và hoạch định tài chính cần làm là tìm ra phương pháp có thể giải quyết hoặc cải thiện.
  • Tập trung vào chi tiết: Đối với công việc phân tích và hoạch định tài chính, ngay cả một chi tiết nhỏ cũng có vai trò quan trọng trong việc dự báo và lập kế hoạch. Vì lẽ đó, quản lý phân tích và hoạch định tài chính cần xem xét kỹ mọi chi tiết khi đang xem xét, nghiên cứu và phân tích dữ liệu.
  • Kỹ năng giao tiếp: Với tính chất công việc phải làm việc với nhiều phòng ban khác nhau, quản lý phân tích và hoạch định tài chính cần biết cách giao tiếp khéo léo (thông qua trao đổi trực tiếp hoặc văn bản), cũng như khả năng lắng nghe chủ động.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Với cương vị quản lý, người quản lý phân tích và hoạch định tài chính cần biết cách hướng dẫn đội nhóm hoặc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời vạch ra định hướng và tạo thêm động lực.

Lộ trình thăng tiến, thu nhập và cơ hội chuyển ngành của quản lý phân tích và hoạch định tài chính

#1: Lộ trình thăng tiến và thu nhập

Thông thường, lộ trình thăng tiến của quản lý phân tích và hoạch định tài chính sẽ theo thứ tự sau:

  • Junior Financial Analyst (dưới 3 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Senior Financial Analyst / Financial Planning & Analysis Manager (4-6 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Fund Manager / Portfolio Manager (hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Chief Financial Officer (CFO) / Chief Investment Officer (CIO) (hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc).

Về mức thu nhập, theo kết quả thống kê được công bố vào năm 2023 bởi Manpower, mức lương bình quân của quản lý phân tích và hoạch định tài chính rơi vào khoảng 40 - 120 triệu VNĐ/tháng, tùy theo đặc thù công việc và số năm kinh nghiệm cụ thể.

#2: Cơ hội chuyển ngành của quản lý phân tích và hoạch định tài chính

Nếu có nhu cầu chuyển ngành sau một vài năm gắn bó với công việc phân tích tài chính, dưới đây là một số cơ hội nghề nghiệp mà bạn có thể cân nhắc:

  • Quản trị rủi ro (Risk management)
  • Tư vấn quản lý cho doanh nghiệp (Consulting)
  • Quản lý ngân quỹ (Treasury Manager)
  • Quản lý kiểm soát chi phí (Cost Control Manager)
Theo: Phong Nguyễn / ProFin.vn