Internal Audit Manager

...
Internal Audit Manager

Internal Audit Manager là gì?

Theo định nghĩa của IIA (Institute of Internal Auditor: Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ quốc tế), kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn và đưa ra ý kiến mang tính độc lập và khách quan, nhằm nâng cao giá trị và hoàn thiện các hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung báo cáo kiểm toán bao gồm những phát hiện về các sai sót trong quy trình vận hành gây thất thoát, lãng phí đồng thời đưa ra đề xuất cải thiện cho ban quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định và pháp lý, quản lý kiểm toán nội bộ sẽ đặt ra một số nhiệm vụ có liên quan đến quy trình quản trị rủi ro.

Quy trình kiểm toán nội bộ có thể diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Tùy vào tính chất đặc thù của từng phòng ban, có một số bộ phận cần có tần suất kiểm toán dày đặc và một số thì không. Ví dụ, phòng ban sản xuất có thể cần được kiểm toán hàng ngày nhằm đảm bảo hiệu suất và chất lượng, trong khi bộ phận nhân sự chỉ cần mỗi năm một lần.

Internal Auditor
Kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor) là gì? Theo định nghĩa của IIA (Institute of Internal Auditor: Hiệp hội Kiểm toán viên Nội bộ quốc tế), kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn và đưa ra ý kiến mang tính độc lập và khách quan, nhằm nâng

Trước khi tiến hành kiểm toán nội bộ, quản lý cấp cao của các phòng ban sẽ được thông báo trước để có thời gian chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, khi xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ hoặc không hợp pháp, những cuộc kiểm toán có thể diễn ra bất ngờ mà không cần phải thông báo trước.

Quản lý kiểm toán nội bộ làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức. Nhiệm vụ của những quản lý kiểm toán nội bộ là thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và phạm vi tiến hành kiểm toán.

Bên cạnh công việc kiểm toán nội bộ là kiểm toán độc lập, vậy đâu là sự khác biệt giữa hai công việc này? Nhìn chung, tính chất công việc không có quá nhiều khác biệt vì sản phẩm cuối cùng đều là báo cáo kiểm toán. Dẫu vậy, báo cáo kiểm toán nội bộ sẽ được ban quản lý cấp cao sử dụng với mục đích cải thiện hiệu suất, quy trình vận hành và những chính sách của doanh nghiệp. Trong khi đó, báo cáo từ bên kiểm toán độc lập sẽ cung cấp cho đối tượng bên ngoài đơn vị được kiểm toán với nhiều mục đích khác nhau.

Nhiệm vụ của quản lý kiểm toán nội bộ

  • Đặt ra mục tiêu kiểm toán, lập kế hoạch và phạm vi tiến hành kiểm toán hàng năm cho doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị hồ sơ kiểm toán và kiểm tra các loại tài liệu, báo cáo được chuẩn bị bởi kiểm toán viên nội bộ.
  • Phối hợp với các bên liên quan trong quá trình kiểm toán, chẳng hạn như kiểm toán độc lập, cơ quan thực thi pháp luật…
  • Làm việc với các quản lý cấp cao để giải quyết những vấn đề đã phát hiện được trong quá trình kiểm toán.
  • Xây dựng phương hướng kiểm toán cho tất cả kiểm toán viên.
  • Đề xuất những phương pháp khác nhau nhằm nâng cao và cải thiện quy trình kiểm soát.
  • Chịu trách nhiệm xác minh cho các tình huống liên quan đến tài chính khác nhau, cụ thể các khía cạnh liên quan đến nợ, tài sản, chi phí, hóa đơn và những loại giao dịch khác.
  • Hướng dẫn và đưa lời khuyên cho các phòng ban khác, nhằm đảm bảo các quy trình và chính sách được thông qua đều tuân thủ theo quy định của pháp luật, đồng thời vẫn đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Yêu cầu công việc quản lý kiểm toán nội bộ

#1: Bằng cấp

Về khía cạnh học thuật, đầu tiên đó là bằng Cử nhân thuộc chuyên ngành như kinh tế, kế toán, tài chính, toán học hoặc một số ngành học khác có liên quan. Một lợi thế tiếp theo là sở hữu một số chứng chỉ hành nghề quốc tế khác như CPA Úc, CIA, CFA,... hoặc bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

Dân Tài chính học gì #5: CPA Úc - Cánh cửa mở ra kỷ nguyên mới của ngành kế toán
Khi sở hữu chứng chỉ CPA Úc, nhân sự kế toán có thể tiếp cận với những công việc mới mẻ và mang tính chiến lược hơn, tiêu biểu là kế toán pháp y.

#2: Kinh nghiệm làm việc: Quản lý kiểm toán nội bộ cần có 3-6 năm kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực kiểm toán hoặc kế toán.

#3: Kỹ năng cứng

  • Kiến thức kế toán - tài chính: Với lượng công việc chính liên quan đến đánh giá và kiểm tra báo cáo tài chính của các kiểm toán viên khác, quản lý kiểm toán nội bộ buộc phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về kế toán - tài chính, nhằm đảm bảo mức độ tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán - tài chính,…
  • Kỹ năng quản trị rủi ro: Trong quá trình tiến hành kiểm toán, quản lý kiểm toán nội bộ phải có khả năng xác định, phân tích những rủi ro tiềm ẩn về nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra đề xuất và giải pháp cải thiện.
  • Kỹ năng đọc và phân tích báo cáo: Quản lý kiểm toán nội bộ sẽ phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo kiểm toán của những kiểm toán viên khác, nhằm đảm bảo tính chi tiết và rõ ràng để dễ dàng truyền đạt và giải thích vấn đề cho đơn vị được kiểm toán. Không chỉ vậy, các hồ sơ kiểm toán độc lập còn được lưu trữ lại như một tài liệu tham khảo cho những đợt kiểm toán tiếp theo.

#4: Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng sắp xếp công việc: Đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với quản lý kiểm toán nội bộ vì lượng công việc khá lớn. Do vậy, người quản lý cần biết cách sắp xếp, phân phối công việc cho bản thân và các kiểm toán viên khác một cách hợp lý.
  • Kỹ năng quản lý đối tác (đặc biệt với các phòng ban nội bộ bên trong doanh nghiệp): Ở cương vị quản lý kiểm toán nội bộ, kỹ năng quản lý đối tác rất cần thiết do phải hợp tác với nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, cũng như các đối tác bên ngoài.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quản lý kiểm toán nội bộ cần có khả năng giải quyết vấn đề nhằm phân tích, đánh giá những vấn đề phức tạp trong các tài liệu tài chính. Không chỉ vậy, đây cũng là kỹ năng cần có để thiết lập các thủ tục kiểm toán và đánh giá rủi ro.
  • Tập trung vào chi tiết: Đối với công việc kiểm toán nội bộ, ngay cả một chi tiết nhỏ cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác của quy trình kiểm toán. Vì lẽ đó, quản lý kiểm toán nội bộ cần xem xét kỹ mọi chi tiết trong mọi tình huống, dù là đang xem xét các tài liệu, phỏng vấn ban quản lý hoặc quan sát quá trình kiểm toán.
  • Kỹ năng giao tiếp: Quản lý kiểm toán nội bộ cần có sự khéo léo trong giao tiếp để đặt ra những câu hỏi nhạy bén khi tiến hành kiểm toán, cũng như thảo luận với các bên liên quan về các giải pháp và vấn đề mà không bị ảnh hưởng bởi thiên kiến cá nhân.
  • Tuân thủ những chuẩn mực: Kiểm toán viên nội bộ cần nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt những chuẩn mực kiểm toán, cũng như chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán được đặt ra bởi Bộ Tài chính Việt Nam.

Lộ trình thăng tiến, thu nhập và cơ hội chuyển ngành của quản lý kiểm toán nội bộ

#1: Lộ trình thăng tiến và thu nhập bình quân

Theo GlassDoor, lộ trình thăng tiến của kiểm toán viên sẽ như sau:

  • Auditor (dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Senior Auditor (2 -4 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Lead Auditor / Audit Manager / Associate Director of Auditing (5 - 7 năm kinh nghiệm làm việc).
  • Director of Audits / Chief Auditor / Principal Auditor / Senior Director of Auditing / Vice President of Auditing  (hơn 8 năm kinh nghiệm làm việc).

Về mức thu nhập bình quân tại Việt Nam, không có thống kê cụ thể về mức lương cho từng cấp độ của kiểm toán viên. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát được công bố vào đầu năm 2023 bởi Manpower, thu nhập bình quân của vị trí Audit Manager dao động từ mức 40 - 100 triệu đồng/tháng, trong khi đó mức lương trung bình của Audit Director rơi vào khoảng 60 -120 triệu đồng/tháng.

#2: 2 cơ hội chuyển ngành cho giới kiểm toán

Nếu có dự định muốn chuyển sang một công việc khác sau vài năm gắn bó với công việc kiểm toán, dưới đây là 3 cơ hội sự nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

Consulting (Tư vấn quản lý cho doanh nghiệp)

Đối với nhiều kiểm toán viên, đây là lựa chọn phổ biến nhất khi họ có kế hoạch chuyển ngành. Trong khi kiểm toán viên có vai trò kiểm tra, đánh giá các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo các quy định, còn nhân viên tư vấn (consulting) có nhiệm vụ xác định những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải và đưa ra giải pháp. Các Big4 hoặc những công ty cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý cho doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng vị trí này.

Công việc tư vấn cho doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh, chẳng hạn như tài chính, chiến lược, vận hành, quản trị hoặc công nghệ. Bên cạnh đó, tư vấn viên sẽ làm việc theo dự án có tính chất và quy trình khác nhau, tùy vào nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

Risk Management (Quản trị rủi ro)

Thông thường, công tác quản trị rủi ro doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm toán nội bộ, có mối liên quan ít nhiều với quy trình kiểm toán. Tùy thuộc vào vị trí và đặc thù của từng công ty, vai trò quản trị rủi ro sẽ có thể là xem xét bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp nhằm xác định những rủi ro có thể phát sinh, hoặc là làm việc trong một bộ phận cụ thể trong công ty.

Theo: Nguyên Nguyễn / ProFin.vn