Accounts Receivable and Payable Accountant

...
Kế toán công nợ kiểm tra nội dung chứng từ, hóa đơn trước khi thanh toán. Nguồn: Canvas.

Kế toán Công nợ (Accounts Receivable & Payable Accountant) là gì?

Kế toán Công nợ liên quan đến việc ghi chép, theo dõi, phân tích và đánh giá các khoản phải trả/ccphải thu nhằm đảm bảo hoạt động vận hành của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Công việc của Kế toán Công nợ thường liên quan trực tiếp đến các bộ phận bên trong doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận Bán Hàng và Mua hàng.
Vai trò của Kế toán Công nợ trong hoạt động của doanh nghiệp:

  • Đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả thông qua: giảm chi phí sử dụng vốn và tránh tình trạng thiếu hụt dòng tiền.
  • Đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng vốn hoạt động, v.v…
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.

Nhiệm vụ của Kế toán Công nợ

  • Kiểm tra nội dung, điều khoản trên Hợp đồng mua/bán trước khi doanh nghiệp ký kết với nhà cung cấp/khách hàng.
  • Hạch toán các khoản phải trả/ phải thu kết hợp đối soát các điều khoản trên hợp đồng mua/bán như chiết khấu, khuyến mại.
  • Đối chiếu giao dịch thực tế phát sinh với dữ liệu lưu trữ trên hệ thống phần mềm.
  • Kiểm soát và thực hiện đối chiếu công nợ định kì với nhà cung cấp/ khách hàng.
  • Lập báo cáo công nợ định kỳ gửi khách hàng.
  • Theo dõi và lập báo cáo cho các khoản phải trả/ phải thu quá hạn.
  • Đôn đốc các phòng ban liên quan nhanh chóng thực hiện thu hồi các khoản nợ khó đòi hoặc  bổ sung chứng từ để tiến hành thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp .
  • Chuẩn bị đủ nguồn tiền dựa trên kế hoạch thanh toán từ nhà cung cấp/ khách hàng.
  • Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán trước khi thực hiện lệnh chi tiền.
  • Quản lý và kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng.
  • Sắp xếp, tổ chức, lưu trữ chứng từ liên quan đến hoạt động mua/ bán.
  • Theo dõi và giám sát việc thực hiện quy trình thanh toán với các phòng ban liên quan.
Kế toán Công nợ đóng góp vào việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Nguồn: Canva.

Yêu cầu nghề nghiệp

#1: Bằng cấp

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính/Kế toán với trình độ từ trung cấp trở lên.
  • Kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên.
  • Ngoài ra, các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA được xem là lợi thế khi nhân sự ứng tuyển và làm việc tại các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn đa quốc gia.

#2: Kỹ năng cứng

  • Khả năng phân tích, nhạy bén về số liệu: đảm bảo số liệu liên quan đến việc công nợ phải thu, phải trả được thể hiện hợp lý.
  • Công nghệ, thông tin giúp cải thiện hiệu quả và quy trình kinh doanh giúp tiết kiệm được nguồn lực của công ty.

#3: Kỹ năng mềm

  • Làm việc nhóm: tính chất công việc của Kế toán Công nợ đòi hỏi mức độ tương tác và phối hợp cao trong nội bộ kế toán cũng như các bộ phận liên quan. Vì thế, việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết.
  • Giải quyết vấn đề: Công việc của Kế toán Công nợ liên quan nhiều đến hoạt động vận hành nên các vấn đề có liên quan cũng phát sinh thường xuyên hơn. Việc trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề giúp đưa ra các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Lộ trình thăng tiến, thu nhập và cơ hội chuyển việc

#1: Lộ trình thăng tiến và thu nhập bình quân

ProFin gợi ý cho bạn lộ trình thăng tiến của Kế toán Công nợ như sau:

  • Kế toán viên (kinh nghiệm dưới 2 năm)
  • Kế toán Công nợ (kinh nghiệm từ 2 – 3 năm)
  • Kế toán Công nợ cấp cao (kinh nghiệm 3 – 5 năm)
  • Kế toán trưởng (kinh nghiệm từ 5 năm trở lên)
    Theo báo cáo khảo sát từ Adecco năm 2022, mức thu nhập bình quân của Kế toán Công nợ tại thành phố Hồ Chí Minh theo kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm từ 10 đến 35 triệu đồng, trên 5 năm là 35 đến 55 triệu đồng. Trong khi đó, mức thu nhập bình quân tại Hà Nội lần lượt từ 30 đến 70 triệu và 50 đến 100 triệu đồng. Sở dĩ mức lương trung bình có sự dao động lớn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực kinh doanh.

#2: Cơ hội chuyển việc

Các bạn dự định tìm kiếm cơ hội mới trong hành trình nghề nghiệp có thể tham khảo một số công việc khuyến nghị bên dưới:

Theo Minh Lan/ ProFin.vn